icon Trang chủ
icon Giới thiệu icon Tin tức icon Liên hệ icon Sơ đồ site

HOTLINE:
Theo: Administrator - Cập nhật: 27/07/2022
Theo: Administrator - Cập nhật: 13/12/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 02/10/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 26/02/2020
Theo: Administrator - Cập nhật: 06/12/2019
Theo: Administrator - Cập nhật: 25/07/2019
Những điều thú vị về máy photocopy mà bạn chưa biết
Theo: adm - Cập nhật: 11/12/2024

Máy photocopy hay còn gọi là thiết bị sao chụp tự động hay máy sao chụp quang học là một thiết bị giúp con người có thể sao chép nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả. Hầu hết các máy photocopy hiện đại sử dụng một công nghệ gọi là xerography, quy trình sấy khô sử dụng điện tích tĩnh điện trên bộ cảm biến quang nhạy cảm ánh sáng để thu hút đầu tiên và sau đó chuyển các hạt mực (bột) lên giấy dưới dạng hình ảnh. Nhiệt, áp suất sau đó được dùng để hợp nhất in mực lên giấy.


Lịch sử của máy photocopy


Lịch sử của máy photocopy được ra đời bởi kỹ sư Chester Carlson – Người Mỹ.


Năm 1938, ông đã phát triển công nghệ in khô từ máy in điện tử thành chiếc máy sao chụp kiểu mới (tiền thân là máy in), ra đời với tên gọi “Astoria 10-22-38”. Những con số đó nhằm đánh dấu ngày ra đời chiếc máy photocopy đầu tiên trên thế giới.


Chiếc máy này vẫn còn khá đồ sộ và để in 1 trang giấy mất tới 4 phút, chữ và hình ảnh cũng chưa rõ ràng lắm!


Sau khi đăng ký bản quyền phát minh, Carlson đã đến hơn 20 công ty để giới thiệu sản phẩm của mình, nhưng tất cả đều từ chối sử dụng phát minh của ông. Mặc dù vậy ông vẫn quyết định tự mình bắt tay vào thực hiện phát minh của mình với số tiền ít ỏi tích cóp của bản thân công với tiền vay thêm của bạn bè và người thân.


Vào năm 1949, cty Haloid mới chấp nhận lời đề nghị của ông và trở thành công ty sản xuất máy photocopy đầu tiên trên thế giới. Sau 10 năm máy photocopy của Carlson với công nghệ “Xerography” – in khô. Sau đó đổi tên công ty thành Xerox Corporation.


may-photocopy


Lịch sử máy photocopy


Và tận đến năm 1980, các dòng máy photocopy màu ra đời, là phiên bản nâng cấp cho máy photocopy ban đầu.


Sau bao nhiêu năm chờ đợi thì đến năm 1958, máy photocopy của Xerox bán rất chạy và được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, từ phát minh vĩ đại của mình, Carlson cũng trở thành tỷ phú. Năm 1980, chiếc máy photocopy màu đầu tiên được ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.


Và hiện nay, máy photocopy đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, chúng ngày càng trở thành thiết bị đắc lực trong công tác hành chính, văn phòng, thư viện. Tuy nhiên, máy photocopy lại bị kẻ xấu lợi dụng để làm giấy tờ giả, bằng giả nhất là làm tiền giả.


Máy photocopy tiếng anh là gì?


Dưới đây là một số từ ngữ tiếng Anh thông dụng về máy photoocopy và các từ đồng nghĩa trong văn phòng:


Máy photocopy: Photocopier / Copier / Photocopy machine/ Copy machine


Máy photocopy đa chức năng: Multi-function photocopier


Tiệm photocopy tiếng Anh là Photocopy shop/ Photocopy store


Máy in đa chức năng: Multi-function printer (viết tắt MFP)


Máy in: Printer


Máy huỷ giấy hay máy hủy tài liệu: Shredder


Máy quét hay máy scan: Scanner


Máy móc, thiết bị văn phòng: Office Equipment


Máy photocopy đa chức năng là gì?

 

Chắc các anh em cũng không còn xa lạ với các dòng máy photo đa chức năng: Ricoh, Toshiba,… 


Một máy photocopy đa chức năng hoạt động một thiết bị có sự kết hợp các thiết bị như sau: fax, máy photocopy, máy in, máy quét,..


Máy photocopy đa chức năng là một thiết bị văn phòng toàn diện cho văn phòng của bạn. Với khả năng tiết kiệm không gian, tiết kiệm diện tích văn phòng và nâng cao hiệu suất làm việc.


Nguyên lý hoạt động của máy photocopy


Máy photocopy hoạt động dựa trên nguyên lý điện và tính dẫn điện. Bộ phận cảm biến ánh sáng ở trong máy giúp hút và truyền dẫn các hạt mực trên giấy trắng để tạo ra một bản sao của tài liệu gốc. Nó hoạt động dựa trên hai nguyên lý cơ bản là do sự hút nhau của các điện tích trái dấu và xu hướng trở nên dẫn điện hơn của một số vật liệu sau khi hấp thụ bức xạ điện từ, ví dụ như tia cực tím, hồng ngoại, ánh sáng khả kiến, v.v… (tính quang dẫn)

 

Hầu hết các máy photocopy hiện đại ngày nay đều hoạt động dựa trên một công nghệ là xerography. Hiểu một cách cơ bản là một kỹ thuật photocopy khô. Sử dụng các hạt tích điện để hút và sau đó sắp xếp, truyền dẫn các hạt mực lên một tờ giấy.


Các bộ phận trên máy photocopy


Một máy photocopy thường bao gồm những bộ phận sau:


Trống: một bộ phần của máy photocopy, được phủ bởi một lớp vật liệu bán dẫn như selen, silic hoặc gecmani. Đây được cho là phần quan trọng nhất của máy.


Mực in: Về cơ bản chỉ là chất lỏng màu đen. Đôi khi có khái niệm “mực khô” – là hỗn hợp khô của các hạt nhựa dẻo và các chất tạo màu để tạo nên những hình ảnh trên một tờ giấy.


Các dây Corona, khi gặp điện áp cao, sẽ truyền một trường điện tích dương vào bề mặt của trống và văn bản sao chép.


Nguồn sáng và một vài ống kính sẽ giúp chiếu tia sáng trên tài liệu ban đầu và tạo nên một bản sao của hình ảnh đó lên một vị trí cụ thể tương ứng.


Fuser (Lô sấy) là một thành phần chính không thể thiếu của máy photocopy. Fuser có tác dụng nung nóng mực in. Mực in sau khi bị nung nóng sẽ dính vào tờ giấy bản sao theo vị trí đã được định sẵn ngay trước khi ra khỏi máy photo.


Máy photocopy hoạt động như thế nào?


Để bắt đầu quá trình sao chép, nắp trên của máy photocopy được mở ra và mặt cần sao chép của bản gốc được đặt úp xuống mặt kính, ở đó sẽ cómột tia sáng quét qua toàn bộ tài liệu. Các vùng trắng trên giấy phản chiếu ánh sáng nhiều hơn, trong khi các vùng màu đen phản chiếu ít hoặc không phản chiếu ánh sáng. Sau đó, hình ảnh của bản chính sẽ được hình thành trên phần quang dẫn.

 

Máy in sẽ tạo ra điện tích âm trên toàn bộ bề mặt trống bằng cách cho trống quay 1 vòng, sau đó trống sẽ bị nhiễm điện tích âm khoảng -130V, điện tích âm này sẽ hút mực bám lên trống. Lúc này, bộ điều khiển sẽ điều khiển tia laser chiếu vào vị trí không muốn tạo ảnh, những vị trí này khi in ra sẽ là nền trắng còn vị trí có điện tích âm sẽ có chữ hoặc hình ảnh.


Một tờ giấy trắng được đưa vào máy photocopy từ phía bên kia, từ từ di chuyển về phía trống. Khi nó di chuyển trên trống, nó sẽ được “truyền” lượng điện tích dương cực kỳ mạnh mẽ. Lượng điện tích dương của giấy trắng sẽ kéo các hạt mực tích điện âm xuống và dính chặt vào giấy tại các vị trí định sẵn. Lúc đó tạo ra một bản sao từ bản gốc trên tờ giấy trắng.


Cuối cùng, ngay trước khi bản sao được “nhả” ra khỏi máy, nó sẽ in đi qua trục sấy (Fuser), trục này tỏa nhiệt khoảng 180 độ C để làm chảy mực in ra, mực in sẽ bám chặc vào giấy in sau đó đưa giấy in ra ngoài. Và đây là lý do tại sao các bản photo thường nóng khi mới ra khỏi máy.

Tin mới hơn
Tin cũ hơn

TỔNG ĐÀI GÓP Ý KHIẾU NẠI

(08h00 - 19h00 tất cả các ngày trong tuần)
0939 958 958

Mở Zalo, quét mã QR để kết bạn
với nhân viên Trần Lâm

CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC TRẦN LÂM
MST: 2200284218
Người đại diện: Ông Chung Chí Lợi - Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 34 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.1, TP. Sóc Trăng
Tel: (0299) 3616 567 - 3626 567 - 3624 567 - Fax: 3820 535
Hotline/Zalo: 0939 958 958 - Email: [email protected]

 

Tổng lượt truy cập: 18,177,492
Đang truy cập: 1