icon Trang chủ
icon Giới thiệu icon Tin tức icon Liên hệ icon Sơ đồ site

HOTLINE:
Theo: Administrator - Cập nhật: 27/07/2022
Theo: Administrator - Cập nhật: 13/12/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 02/10/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 26/02/2020
Theo: Administrator - Cập nhật: 06/12/2019
Theo: Administrator - Cập nhật: 25/07/2019
Phần cứng máy tính là gì? Các bộ phận cơ bản gồm những gì?
Theo: Admin - Cập nhật: 20/01/2022

Một khái niệm quen thuộc mà những ai đã sử dụng máy tính. Đó là chiếc máy tính mà chúng ta dùng hàng ngày bao gồm 2 phần: phần cứng và phần mềm. Có thể các bạn đã quá quen với những ứng dụng phần mềm như: Microsoft Office, Unikey, trình duyệt website Chrome, Cốc Cốc, … Thế nhưng, ít ai rõ được phần cứng máy tính là gì? Các bộ phận cơ bản gồm những gì? Để biết thêm về những khái niệm này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!


A – Phần cứng máy tính là gì?

Phần cứng (Hardware) là những thiết bị bên trong và bên ngoài máy tính mà chúng ta có thể cầm được, nhìn thấy được. Phần cứng máy tính chính là các bộ phận tạo thành một chiếc máy tính. Các bộ phận đó bao gồm:


– Phần bên ngoài: Màn hình máy tính, tai nghe headphone, bàn phím keyboard, chuột máy tính mouse, máy in, máy chiếu, loa, USB,..




– Phần bên trong: bộ nguồn, chip CPU, bo mạch chủ mainboard, Modem, quạt tản nhiệt, RAM, ROM, card âm thanh, card màn hình, một số Drive như: Bluray, CD-ROM, DVD, ổ cứng, ổ đĩa mềm,…

Phần cứng được sản xuất bởi các công ty máy tính như là: Dell, Asus, Lenovo,…

 

B – Phân loại phần cứng của máy tính

Dựa trên cách thức vận hành và chức năng, phần cứng máy tính được chia ra làm 2 loại:


– Nhập (Input): là những bộ phận có trách nhiệm thu thập dữ liệu thu vào máy tính như là chuột, bàn phím, tai nghe,..


– Xuất (Output): là các bộ phận thực thi lệnh và dữ liệu đầu ra bên ngoài, các bộ phận trả lời, phát tín hiệu như màn hình, máy in, loa,…


C – Chi tiết về các bộ phận cơ bản của phần cứng máy tính

1. CPU – Bộ xử lý trung tâm – Central Processing Unit

– Là một tấm mạch nhỏ, bên trong có chứa một miếng wafer silicon bao bọc trong một con chíp làm bằng gốm và được gắn vào bảng mạch (mainboard).


– Tốc độ của CPU được đo với đơn vị Hertz (Hz) hoặc Gigahertz (GHz). Giá trị đo này càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh.


2. Bo mạch chủ – Mainboard

– Là bảng mạch chính, là phần quan trọng nhất trong hệ thống máy tính. Nó có vai trò trung gian kết nối, giao tiếp giữa các thiết bị khác trong máy tính.


– Việc kết nối và điều khiển bình thường là được thực hiện bởi các chip cầu Nam và cầu Bắc. Đấy chính là trung tâm điều chỉnh các hoạt động của máy tính.


3. RAM – Random Access Memory – bộ nhớ dữ liệu tạm thời

– Là thiết bị cho phép lưu trữ dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn. Bộ nhớ của PC là nơi lưu giữ thông tin để các phần mềm được cài đặt trên máy tính truy cập vào lấy dữ liệu.


– RAM là nơi mà máy tính truy cập vào nhằm xử lý thông tin 1 cách tạm thời. Có nghĩa là khi máy tính không hoạt động thì RAM sẽ trống không. Còn khi RAM càng lớn thì lưu lượng công việc mà nó giải quyết được càng nhiều.


4. Ổ cứng – Hard Disk Drive – HDD

– Là bộ lưu trữ chính của máy tính, là thiết bị chứa đựng những tấm đĩa hình tròn bao phủ lớp từ tính có tác dụng lưu trữ dữ liệu.


– Ổ cứng là nới lưu trữ hệ điều hành của máy, tất cả phần mềm và mọi dữ liệu. Khi nguồn bị tắt, tất cả những gì bạn vừa làm việc trên máy tính đều sẽ được giữ lại trên ổ cứng mà không lo bị mất hay bị xóa khi khởi động lại.


– Dung lượng ổ cứng được tính bằng Gigabyte (GB). Mỗi ổ cứng thông thường có thể chứa được 500 GB hay thậm chí có thể lên đến 1000 GB ~ 1TB.


5. Thiết bị đầu vào

– Đây là những thiết bị giúp cung cấp dữ liệu và tập lệnh cho máy tính như là: chuột, touchpad, trackball, bàn phím, bảng vẽ,…

 

 

6. Màn hình

– Là thiết bị điện tử không thể thiếu. Chúng có tác dụng chính là hiển thị và kết nối sự giao tiếp giữa người dùng và chiếc máy tính.


– Hiện nay, có rất nhiều loại màn hình được tích hợp cảm ứng do vậy, bạn có thể sử dụng ngón tay chạm lên màn hình để thao tác cũng như điều khiển máy tính.


7. Card mạng

– Để có thể kết nối với Internet thì chắc chắn bạn sẽ phải cần đến card mạng. Đa phần, máy tính hiện nay đều được tích hợp sẵn ít nhất một chiếc card mạng LAN (không dây hay có dây) trên Mainboard – bo mạch chủ để bạn có thể liên kết tới bộ định tuyến Internet của các nhà mạng.


– Khi card mạng gặp sự cố hỏng hóc, bạn có thể gắn thêm card mạng dời vào khe mở rộng ở bên trong máy tính (PCI hoặc PCI Express 1x) hay loại card dời kết nối qua cổng USB.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi thu thập được về “Phần cứng máy tính là gì? Các bộ phận cơ bản gồm những gì?”. Hi vọng bài viết có ích với bạn đọc!


Nguồn Internet

 

Tin mới hơn
Tin cũ hơn
Sửa lỗi tất cả các file, folder trong USB biến thành Shortcut (10/06/2023)
Những tiện ích dành riêng cho dân văn phòng trên máy tính vô cùng hiệu quả (26/03/2022)
Tổng hợp các lỗi cơ bản của phần cứng máy tính và cách khắc phục đơn giản (19/01/2022)
Mách bạn các dấu hiệu máy tính bị hư main nên biết (06/01/2022)
7 lý do nên nâng cấp ổ SSD cho máy tính ngay hôm nay (05/01/2022)
7 lợi ích của Internet mang lại cho con người trong đời sống xã hội (04/01/2022)
Mẹo hay về cách sử dụng máy photocopy cho người mới bắt đầu (03/01/2022)
Làm thế nào để có thể lắp đặt máy tính chính xác khoa học? (30/12/2021)
Hướng dẫn cách xem thông tin phần cứng máy tính (29/12/2021)
Cách sửa lỗi máy in bị kẹt giấy mà dân văn phòng nên biết (28/12/2021)

TỔNG ĐÀI GÓP Ý KHIẾU NẠI

(08h00 - 19h00 tất cả các ngày trong tuần)
0939 958 958

Mở Zalo, quét mã QR để kết bạn
với nhân viên Trần Lâm

CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC TRẦN LÂM
MST: 2200284218
Người đại diện: Ông Chung Chí Lợi - Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 34 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.1, TP. Sóc Trăng
Tel: (0299) 3616 567 - 3626 567 - 3624 567 - Fax: 3820 535
Hotline/Zalo: 0939 958 958 - Email: info@tranlam.com.vn

 

Tổng lượt truy cập: 18,160,164
Đang truy cập: 1