icon Trang chủ
icon Giới thiệu icon Tin tức icon Liên hệ icon Sơ đồ site

HOTLINE:
Theo: Administrator - Cập nhật: 27/07/2022
Theo: Administrator - Cập nhật: 13/12/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 02/10/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 26/02/2020
Theo: Administrator - Cập nhật: 06/12/2019
Theo: Administrator - Cập nhật: 25/07/2019
Các loại mực thường dùng trong in ấn
Theo: adm - Cập nhật: 04/11/2024

Trong công việc in ấn, mực in là yếu tố đóng vai trò quan trọng bậc nhất để có thể cho ra những bản in rõ nét, đẹp mắt. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mực in khác nhau, tùy theo chất liệu giấy và nhu cầu mà người dùng có thể chọn lựa loại mực in phù hợp để sử dụng.


cac-loai-muc-in-an

 

Các loại mực thường được sử dụng phổ biến trong in ấn hiện nay


Hiện nay, có nhiều loại mực in khác nhau được sử dụng trong in ấn. Nhiệm vụ chính của chúng là thể hiện màu sắc trên trang giấy, tuy nhiên mỗi loại mực in đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Việc hiểu rõ chúng trước khi chuẩn bị đầu tư sẽ giúp bạn chọn được loại mực in phù hợp nhất với sản phẩm mà bạn đang hướng đến, đồng thời cũng đảm bảo không lãng phí ngân sách.


Mực nước (Aqueous inks)


Aqueous có thể hiểu đơn giản là nước, mực gốc nước được chia thành 2 loại, bao gồm: nhuộm (Dye) và Pigment.


1) Mực Dye


Mực Dye là màu có thể hòa tan hoàn toàn trong nước, tương tự như bị đổ vào thuốc, mực thấm vào lẫn trong trang giấy in khi nước bốc hơi đi. Kích thước hạt màu trong mực Dye rất nhỏ, nhờ đó có thể tạo ra giọt mực có kích thước nhỏ, cho phép tái tạo hình ảnh chi tiết với vùng chuyển mượt mà. Bề mặt mịn của của mực sau khi khô sẽ phản xạ ánh sáng một cách chuẩn xác, màu sắc thấy được sẽ vô cùng rực rỡ.


Tuy nhiên, loại mực này có 2 nhược điểm. Thứ nhất, mực Dye sẽ mờ nhạt dần dưới ánh sáng mặt trời (nếu để sản phẩm in bằng mực Dye trên cửa sổ, màu sắc sẽ nhạt đi và thay đổi màu rõ rệt chỉ sau vài tuần). Thứ hai, mực Dye không có khả năng chống nước, trong trường hợp bạn đổ nước lên sản phẩm in bằng mực Dye, màu mực sẽ hòa vào nước một lần nữa, trôi đi và biến mất.


Chính vì thế, mực Dye chỉ thích hợp sử dụng cho các mục đích quảng cáo giới thiệu sản phẩm ngắn hạn, trưng bày trong nhà với ánh sáng đèn như băng rôn hay chân đứng cần có màu sắc và chất lượng hình ảnh rõ nét.


2) Mực Pigment


Pigment là loại mực có dạng bột phấn lơ lửng trong nước, bao gồm các hạt màu lớn hơn so với các hạt màu của mực Dye. Thực chất chúng vẫn đủ nhỏ để có thể hình thành các hạt mực có kích thước nhỏ và độ phân giải hình ảnh cũng đạt ở mức cao. Tuy nhiên, khi phun mực lên giấy in, các hạt này vẫn nằm trên bề mặt. Do đó, khi ánh sáng chiếu vào bề mặt thô ráp này, nó sẽ bị phân tán ra thành nhiều tia sáng, khiến cho màu sắc chúng ta nhìn thấy sẽ kém tươi hơn.

 

Khi bạn đổ nước lên bản in mực Pigment đã khô hoàn toàn, các thành phần mực đa phần vẫn còn tồn tại trên bề mặt, vì thế có thể xem như mực in có khả năng chống nước trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của mực Pigment lại nằm ở khả năng bền màu dưới ánh sáng mặt trời. Vì thế, mực Pigment sẽ rất phù hợp để sử dụng trong các quảng cáo ngoài trời hoặc quảng cáo giới thiệu sản phẩm trong một thời gian dài.


Một điểm quan trọng bạn cần phải lưu ý đối với mực gốc nước đó là chúng chỉ có thể sử dụng được trên những vật liệu sản xuất chuyên biệt có khả năng giữ mực gốc nước. Điều anfy sẽ làm độn thêm chi phí hoạt động. Chính vì thế, bạn cần phải cân nhắc yếu tố ngân sách trước khi quyết định sử dụng loại mực này.


Mực gốc dầu (Solvent)


Mực Solvent cũng khá tương tự với mực Pigment. Chúng thường chứa hạt Pigment nhiều hơn thuốc nhuộm Dye. Tuy nhiên, không giống như phiên bản mực gốc nước khi chất mang là nước, đối với mực Solvent, nó là một loại hợp chất hữu cơ (VOC) gốc dầu.


Ưu điểm nổi bật của mực Solvent đó là chúng có giá thành khá rẻ, cho phép in ấn trên các vật chất dẻo không phủ vinyl, loại thường được sử dụng để tạo ra các hình ảnh dán trên xe, bảng quảng cáo, băng rôn hoặc decal dính. Khác với mực gốc nước, các sản phẩm sử dụng mực in Solvent sở hữu khả năng chống nước và an toàn dưới ánh sáng mặt trời mà không cần đến một lớp phủ đặc biệt nào.


Mực Solvent cũng cho ra thành phẩm có màu sắc rất rực rỡ, tuy có thể không bằng mực Dye gốc nước. Bên cạnh đó, sản phẩm in cũng có độ bền cao, thích hợp sử dụng cho các mục đích quảng cáo, trưng bày ngoài trời. Tuy nhiên, khi sử dụng loại mực này, bạn cần trang bị một hệ thống thông khí tại khu vực in ấn nhằm giảm thiểu các hóa chất độc hại bay hơi.


Mực sấy UV


Loại mực này sau khi in, mực sẽ được sấy khô bằng cách phơi dưới ánh sáng UV cường độ mạnh. Ưu điểm nổi trội nhất của mực sấy UV chính là chúng “khô” ngay khi được xử lý sấy, có thể được ứng dụng rộng rãi trên các vật liệu không phủ và đem đến chất lượng hình ảnh rất sắc nét. Nhược điểm là chúng có giá thành quá cao, đòi hỏi phải có mô đun xử lý sấy mực đắt tiền lắp trên máy in. Bên cạnh đó, mực sấy có một thể tích đáng kể nên sẽ hơi nổi lên trên bề mặt.


Tuy đã được cải tiến nhiều về mặt kỹ thuật, nhưng thể tích của mực sấy UV khiến chúng khá dễ vỡ khi được in lên vật liệu mềm dẻo. Vì thế, chúng thường thích hợp sử dụng trên các máy in phẳng khổ lớn, loại máy in trực tiếp lên vật liệu cứng như plastic, gỗ hay tấm nhôm hơn. Song song đó, mực sấy UV cũng ngày càng được sử dụng nhiều trên các loại máy in hybrid để in vật liệu vinyl và những vật liệu dẻo khác mà thường được in với mực Solvent.


Các hạt màu của mực sấy UV có thể là gốc Dye hoặc gốc Pigment. Gốc Pigment thường được sử dụng phổ biến hơn nhờ khả năng bền màu và tuổi thọ cao. Chúng có thể được ứng dụng trong các quảng cáo, những sản phẩm trưng bày ngoài trời như trên thân các phương tiện giao thông. Ưu điểm là có thể in trên các vật liệu cứng, lớp mực dày. Hạn chế là mực nằm hẳn trên bề mặt, khó có thể tạo thành sản phẩm 3D, dễ nhận thấy sọc mực in.


Mực gốc cao su (Latex)


Mực gốc cao su (Latex) có xuất phát từ HP. Người ta cho rằng nó sở hữu đặc tính tương đương hoặc có một chút cải tiến so với mực Solvent dùng để in lên PVC, cũng như in lên giấy, vải, polyester và polyethylene, những vật liệu mà công nghệ Solvent còn chưa thực hiện được. Mực gốc cao su bao gồm hỗn hợp nước với thành phần polymer được kết dính lên bề mặt vật liệu nhờ nhiệt, không cần phải có hệ thống lọc khí hay giải phóng Solvent.


Loại mực này không có mùi, phù hợp với các mục đích sử dụng trong nhà mà các máy in dùng mực Solvent không thực hiện được. Sản phẩm in bằng mực Latex hứa hẹn có thể tồn tại ngoài trời khoảng 3 năm mà không cần phủ bảo vệ. Đồng thời, bản in cũng có khả năng khô nhanh và có thể sử dụng ngay mà không cần thời gian chờ đợi để mực khô và dính hoàn toàn trong vài giờ.


Mực chuyển nhiệt (Dye Sublimation)


Hiện nay, có 2 loại mực in chuyển nhiệt đang được phát hành trên thị trường. Loại phổ biến nhất đó là mực in chuyển nhiệt gốc nước, có thể sử dụng được cho cả máy in để bàn và máy in khổ rộng.


Loại còn lại là mực chuyển nhiệt gốc dầu, thường được sử dụng trong các máy in khổ rộng như XAAR, Spectra và Konica. Lưu ý, mực chuyển nhiệt không sử dụng được cho các máy in phun mà chỉ có thể dùng cho các loại máy in sở hữu công nghệ xử lý hoàn toàn khác biệt.


Kết luận


Hy vọng thông qua bài viết trên của Trần Lâm bạn đã biết được các loại mực in thường được dùng trong in ấn, từ đó có thể áp dụng đúng loại mực cho từng mục đích sử dụng khác nhau trong công việc của mình.


Tin mới hơn
Tin cũ hơn

TỔNG ĐÀI GÓP Ý KHIẾU NẠI

(08h00 - 19h00 tất cả các ngày trong tuần)
0939 958 958

Mở Zalo, quét mã QR để kết bạn
với nhân viên Trần Lâm

CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC TRẦN LÂM
MST: 2200284218
Người đại diện: Ông Chung Chí Lợi - Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 34 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.1, TP. Sóc Trăng
Tel: (0299) 3616 567 - 3626 567 - 3624 567 - Fax: 3820 535
Hotline/Zalo: 0939 958 958 - Email: info@tranlam.com.vn

 

Tổng lượt truy cập: 18,160,150
Đang truy cập: 1