Màn hình LCD khá nổi tiếng và được sử dụng trong những thiết bị điện thoại tầm trung hoặc phân khúc thấp hơn. Cùng tìm hiểu về những điểm nổi bật, cách hoạt động và vận hành của loại màn hình này trong bài viết hôm nay.
Màn hình LCD là gì?
Màn hình LCD được dịch từ tên tiếng anh là Liquid Crystal Display (màn hình tinh thể lỏng). Nó được cấu tạo bằng những điểm ảnh chứa tinh thể lỏng bên trong nhằm mục đích phân cực ánh sáng hoặc thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua. Màn hình này sẽ hiệu quả hơn nếu có sự kết hợp chung với những kính lọc phân cực.
Những thiết bị LCD có tính năng sử dụng đèn nền tạo ánh sáng nhưng không thể tự mình phát ra ánh sáng. Đây cũng chính là khuyết điểm lớn của loại màn hình này.
Công nghệ màn hình LCD
Màn hình LCD được ứng dụng rộng rãi hiện nay có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Tất cả sẽ được tổng hợp chính xác bên dưới:
Cấu tạo của màn hình LCD
Kính lọc thẳng đứng nhằm lọc ánh sáng tự nhiên
Kính lọc phân cực ngang
Lớp kính điện cực
Phần tinh thể lỏng
Gương phản xạ ánh sáng chiếu vào mắt người quan sát
Nguyên lý hoạt động
Với nguyên tắc sử dụng ánh sáng nền làm trọng tâm, lớp chất lỏng ở giữa sẽ có tác dụng phân cực ánh sáng. Điều này có nghĩa là chỉ có ½ ánh sáng xuyên qua lớp tinh thể.
Tinh thể được tạo từ chất rắn và lỏng. Do đó nó có đặc tính là “xoắn” khi dòng điện chạy vào. Chúng chặn ánh sáng phân cực, nhưng phản lại các luồng sáng có màu sắc khác để bạn nhìn thấy điểm ảnh trên màn hình.
Các loại màn hình LCD hiện nay
TN: Được sử dụng và ưa chuộng nhất trên thị trường. Giá thành của TN rất rẻ, thời gian phản hồi của điểm ảnh tốt, dùng để chơi game là lý tưởng nhất. Tuy nhiên, khả năng tái tạo màu sắc và góc nhìn của loại màn hình này lại khá kém.
IPC: IPS sử dụng công nghệ LCD mang tính tổng thể. Do đó, mọi thứ từ màu sắc, sự phản hồi và góc nhìn đều ở mức tốt. Sự ổn định này thích hợp cho những ai sử dụng màn hình để thiết kế đồ họa, hoặc các ngành nghề cần sự sắc nét cao.
VA: Khắc phục được khuyết điểm về góc nhìn của TN, tuy nhiên loại màn hình này lại có yếu điểm về độ phản hồi. Do đó, công nghệ VA sẽ không được ưa chuộng bởi các game thủ.
AFFS: Là loại màn hình chuyển động rìa. Độ phân giải của AFFS còn có gam màu cùng sự chuyển động vượt trội hơn cả IPS. Bên cạnh đó, sự tăng cường cường độ ánh sáng xám còn giúp bạn bảo vệ đôi mắt của mình.
Ưu điểm và nhược điểm màn hình LCD
Tương tự như những loại màn hình khác trên thị trường hiện nay, LCD cũng có lợi thế và khuyết điểm riêng. Nếu sử dụng đúng mục đích thì những điểm yếu sẽ trở nên không đáng kể.
Ưu điểm
Màn hình LCD sẽ cho ra hình ảnh, thước phim với độ phơi sáng, độ tương phản và sắc nét cao. Thích hợp với những hộ gia đình không có điều kiện và ưu tiên trải nghiệm chân thật.
Thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe, mắt cho người dùng.
Chi phí không quá cao, giá thành cũng ổn định trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhược điểm
Thiếu tính thẩm mỹ vì quá dày (có tới 3 lớp kính).
Nếu sử dụng làm biển chiếu sáng hoặc biển quảng cáo ngoài trời thì chất lượng hình ảnh bị giảm vì nắng gắt.
Do có đèn nền đi kèm nên màn hình này sẽ hao tốn điện năng, năng lực khi sử dụng.
Các sản phẩm sử dụng màn hình LCD
Do mặt lợi thế cạnh tranh về giá thành mà màn hình LCD được sử dụng nhiều trên những dòng thiết bị như: điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop, đồng hồ thông minh, máy ảnh,... Đa số những phân khúc sản phẩm tầm trung đều sẽ áp dụng loại màn hình này để tối ưu mức giá cho người sử dụng.
Màn hình LCD thích hợp cho khách hàng thích độ phân giải cao nhưng lại không có điều kiện sử dụng các sản phẩm đắt tiền. Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về những mặt hạn chế nếu lựa chọn thiết bị này, cân nhắc để sử dụng được tối ưu nhất nhé!