Một ngày, bạn bật nguồn máy tính lên, nhưng chỉ thấy một màn hình đen xì xì, thì đây là lúc Mainboard của bạn đang gọi tên..
Mainboard là gì?
Mainboard là một bộ phận không thể thiếu của một chiếc máy tính. Maiboard là một bảng mạch chứa chip nhớ CPU, IC, điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Trên Mainboard còn có các chân PCI, SATA, tụ điện hay cổng kết nối, giúp ta dễ dàng nhận biết được dấu hiệu bệnh của Mainboard qua các cổng kết nối này.
Nguyên nhân hư Mainboard
- Xung đột giữa các thiết bị phần cứng gắn trên Mainboard như Ram, Card màn hình, Card âm thanh.
- Mainboard bị đoản mạch (chập mạch) do bị sốc nguồn, sét đánh.
- Mainboard bị dính nước do đánh đổ Cà phê hay nước ngọt lên bàn phím, rồi ngấm xuống Mainboard. Vì Mainboard có cục Pin CMos, nên nó luôn có tĩnh điện, mà có điện thì sẽ dẫn đến chập mạch.
- Mainboard ở thùng máy không được che chắc cẩn thận, chuột sẽ chui vào và phá hoại.
- Mainboard dính quá nhiều bụi bẩn, gây ẩm mốc, hư hỏng mạch.
Dấu hiệu nhận biết Mainboard bị lỗi, bị hư
- Khi bật nguồn máy, máy không khởi động được, quạt nguồn và quạt CPU không quay
- Khi bật nguồn máy, quạt nguồn quay nhưng máy vẫn không khởi động được, không nên màn hình
- Khi bật nguồn máy, quạt nguồn quay, quạt CPU quay, nhưng vừa boot vào Windows là tự Reset lại máy
Lưu ý: Các dấu hiệu này cũng gần tương tự với dấu hiệu hư CPU hoặc hư nguồn, nên bạn cần phải loại trừ trường hợp này trước khi nghi ngờ Mainboard bị hỏng.
Các dấu hiệu khác mà không phải do Mainboard, bạn cần loại trừ:
Khi bật nguồn, máy không lên màn hình được, nhưng có tiếng bíp. Tùy thuộc vào số lượng và độ dài ngắn của tiếng bíp mà xác định lỗi do Ram hoặc do Card âm thanh, Card màn hình…
Máy chỉ vào được chế độ BIOS, không thể boot vào Windows được. Nguyên nhân chính thường là do ổ đĩa bị hư.
Khi máy khởi động lên đến màn hình đăng nhập thì bị đơ, không thể vào màn hình Desktop, hoặc máy đang sử dụng mà bị treo, đơ. Lý do có thể là ổ cứng hư (Bad disk), hoặc lỗi phần mềm.
…
Để cho chắc chắn, bạn cần phải kiểm tra Mainboard.
Cách kiểm tra Mainboard
- Đầu tiên, bạn cần tháo hết dây từ Mainboard đến ổ đĩa cứng, đĩa CD-Rom, tháo Card màn hình, tháo Card âm thanh, Card mạng (nếu có) và Ram. Chỉ để lại con chip CPU và quạt CPU.
- Bây giờ, bạn cắm dây nguồn, bật máy tính lên và quan sát biểu hiện. Nếu không nằm trong số những biểu hiện trên, thì máy tính của bạn không phải hư Mainboard, và bạn nên xem xét đến các dấu hiệu khác. Ngược lại, bạn đã xác định hư Mainboard, thì cần khắc phục sự cố Mainboard bị hư
Cách khắc phục Mainboard bị hư
- Đối với những bạn IT phần cứng hoặc các bạn bên chuyên ngành điện tử, có thể tự mình kiểm tra và sửa chữa. Thiết bị thường được sử dụng để sửa chữa và nhận biết các vị trí hư hỏng trên Mainboard là Card test Mainboard. Dựa vào thiết bị này, bạn có thể tự thay thế link kiện, tụ điện hay chấm lại mạch chỗ hư hỏng… để phục hồi Mainboard.
- Đối với những bạn không chuyên về kỹ thuật, cách tốt nhất là mang Mainboard hoặc vác nguyên thùng máy ra tiệm cho thợ sửa chữa cho chắc ăn, vì nhiều khi dấu hiệu nhận biết cũng không biểu thị chính xác được bệnh của Mainboard, bệnh của máy tính…
Cách phòng tránh và bảo vệ Mainboard
- Điều cấm kỵ đầu tiên là không tháo tấm chắn Mainboard ra khỏi thùng máy. Thỉnh thoảng sẽ có mấy chú chuột thích mùi Mainboard, hay mùi Card VGA chui vào cắn nát dây và xả lũ lên Mainboard.
- Vệ sinh máy định kỳ 6 tháng 1 lần, nếu đặt máy ở nơi có thể bị dính bụi nhiều, thì nên vệ sinh máy 3 tháng 1 lần, để đảm bảo Mainboard được sạch sẽ, không dính bụi bẩn. Đối với Laptop, nên lau bụi bẩn bám trên laptop 1 tuần 1 lần. Nên sử dụng khăn vải cotton mềm để chánh gây xước màn hình Laptop.
- Không nên đặt thùng máy ở nơi ẩm thấp. Thiết bị điện tử kiêng kỵ nhất là dính ẩm, nước.
- Cố gắng đừng đánh đổ nước, nước ngọt, cà phê nên Mainboard. Trường hợp này thường xảy ra ở Laptop. Tốt nhất, nên ăn uống xong rồi hãy dùng Laptop, hoặc để ly cà phê của bạn cách xa chiếc Laptop.
- Không nên cắm sạc vào laptop khi trời đang có sét. Đối với máy tính bàn, cũng không nên sử dụng trong khi trời có sấm sét, tốt nhất là nên rút hết dây nguồn ra khỏi máy.
- Tìm hiểu thật kỹ trước khi nâng cấp phần cứng máy tính, tránh trường hợp bị xung đột về phần cứng, dẫn đến chập mạch và hư Mainboard. Thường xảy ra khi gắn sai loại Ram hoặc gắn Card màn hình mà Mainboard không hỗ trợ.
- Nên dùng pin chính hãng cho Laptop để bảo vệ bo mạch (Mainboard) và sử dụng túi chống sốc để tránh va đập mạnh.
Trên đây là bài viết về nguyên nhân dẫn đến hư Mainboard, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh và cách khắc phục màTrần Lâm muốn chia sẻ đến cho các bạn. Nếu có vấn đề nào chưa hiểu rõ, hay muốn chỉnh sửa, đóng góp cho bài viết được hoàn thiện hơn, các bạn hãy để lại bình luận nhé.
Nguồn Internet