Tuy dùng mỗi ngày, nhưng không phải ai cũng biết bí mật về nguồn gốc nút nguồn máy tính hay những thiết bị điện tử khác.
Chúng ta thấy biểu tượng nút nguồn ở khắp mọi nơi, có thể nói đó là biểu tượng phổ biến nhất được sử dụng trong thế kỷ công nghệ này. Mỗi ngày, bạn bật - tắt điện thoại di động, tivi, laptop, lò vi sóng, máy giặt, hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào khác và bạn thấy biểu tượng này trên nút nguồn. Nhưng ý nghĩa của nó là gì, bạn có bao giờ thắc mắc không?
Hãy nhìn kỹ biểu tượng trên một lần nữa. Bạn có thể thấy một vạch dài gần giống như chữ “I” và dấu vòng phía dưới có thể hiểu như chữ “O” đúng không nào? Đôi khi nó cũng được thiết kế khác đi một chút với vòng tròn và một đường dọc bên trong trông giống như số 1 và số 0.
Câu chuyện bắt nguồn từ Thế chiến II, khi các kỹ sư đau đầu không biết sử dụng biểu tượng gì để đánh dấu nút nguồn trên thiết bị điện tử. Sau vài ngày xem xét, họ quyết định sử dụng hệ nhị phân cho đơn giản và dễ hiểu.
Trong các hệ thống nhị phân, 1 có nghĩa là “mở” và 0 có nghĩa là “tắt”. Thế là vào năm 1973, dựa vào ý tưởng này, Hội đồng Điện tử Thế giới đã quyết định lấy hình ảnh cách điệu hóa số 0 và số 1 lồng vào nhau để chỉ trạng thái khởi động cho một vài thiết bị điện tử mà thôi.
Một thời gian ngắn sau, một tổ chức có tiếng trong lĩnh vực điện tử mang tên IEEE đã thay đổi định nghĩa của biểu tượng trên cho rộng hơn, và biểu tượng như các bạn đang thấy là ám chỉ nút nguồn, nút kích hoạt bật - tắt của nhiều thiết bị điện tử nói chung.
Với những chiếc nút mà chúng ta chúng ta phải chuyển đổi giữa “mở” và “tắt”, thì “I” và “O” nằm tách biệt nhau.
Còn nút nguồn đảm đương cả hai việc “mở” và “tắt” thì là nút nguồn tích hợp, do đó “I” và “O” lồng vào nhau để thể hiện ý nghĩa này.
Ai mà ngờ chỉ một nút nguồn nhỏ bé thôi lại có một câu chuyện thú vị như thế đằng sau nó. Quả là vẫn còn nhiều thứ quen thuộc mỗi ngày mà chúng ta chưa hề biết về ý nghĩa của chúng nhỉ?
Nguồn Internet