Tuy là một cỗ máy, nhưng laptop của chúng ta cũng có tuổi thọ nhất định. Sau một thời gian dài sử dụng, các dấu hiệu về "tuổi tác" thường gặp phải như laptop chạy chậm hoặc thậm chí là laptop kêu rè rè rất khó chịu. Và nếu không tìm ra phương án khắc phục ngay hiện tượng này, tình trạng này sẽ khiến laptop ngày càng gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, thậm chí là chết bất đắc kì tử. Vậy khắc phục tình trạng laptop kêu to như thế nào?
Nguyên nhân nào khiến laptop kêu to?
Đầu tiên, các bạn cần hiểu rõ rằng laptop có cấu tạo gồm một bảng mạch điện tử lớn đi kèm các linh kiện bên trong. Và duy nhất chỉ những bộ phận cơ học như quạt hay ổ cứng mới khiến chúng phát tiếng kêu rè rè. Bởi vậy, nếu laptop kêu rè rè thì chúng chỉ có thể đến từ các nguyên nhân sau đây :
- Đã quá lâu bạn không vệ sinh laptop. Điều này khiến quạt tản nhiệt của laptop bị kẹt bởi đống bụi bẩn, không còn hoạt động trơn chu như trước. Trục quay của quạt bị bụi bó chặt khiến quạt phải hoạt động nhiều hơn và phát ra tiếng kêu lớn.
- Nếu ko bị bụi bẩn, nguyên nhân khiến laptop kêu to là do cánh quạt tản nhiệt bị khô dầu.
- Quá trình bảo trì, nâng cấp linh kiện không đảm bảo kĩ thuật. Các chi tiết không khớp với nhau gây kẹt từ đó phát ra tiếng kêu rè rè.
- Trong quá trình sử dụng chúng ta vô tình làm rơi laptop khiến cánh quạt bị gãy, hoạt động không chuẩn như thông số kĩ thuật ban đầu.
- Máy tính bị nhiễm virus, các phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp sử dụng tài nguyên của máy để đào coin của các hacker.
- Ổ cứng HDD của máy bị lỗi, gây ra tiếng kêu rè rè.
- Cách khắc phục lỗi laptop kêu rè rè
- Từ các nguyên nhân kể trên, chúng ta sẽ đi tìm các hướng khắc phục từ đơn giản nhất như sau:
Kiểm tra lại các phần mềm đã cài trong máy
Đầu tiên, hãy kiểm tra lại tất cả các phần mềm, ứng dụng được cài đặt trong máy. Nếu phát hiện phần mềm nào không cần thiết hoặc đáng nghi > gỡ bỏ chúng ngay. Bạn có thể kiểm tra ngay ứng dụng nào đang chạy chiếm nhiều tài nguyên của máy nhất bằng cách dùng tổ hợp phím Ctrl + alt + Del sau đó chuyển tới mục Task Manager để check. Ở đây bạn sẽ thấy được tất cả các ứng dụng đang sử dụng tài nguyên của máy như CPU, RAM hay ổ cứng. Và xử chúng hay là giữ là quyết định của bạn.
Vệ sinh tổng thể laptop, đặc biệt là quạt tản nhiệt
Hãy nhớ vệ sinh tổng thế laptop, đặc biệt là hệ thống tản nhiệt ít nhất 1 năm một lần. Bụi bẩn sẽ làm giảm hiệu suất của máy đi đáng kể. Nếu không có kinh nghiệm bạn hãy tới các trung tâm kĩ thuật laptop uy tín để làm việc này. Hoặc nếu có chút kinh nghiệm về phần cứng kèm theo một chút khéo tay bạn có thể tự mình làm việc đó. Nhưng cẩn thận đừng để chữa lợn lành thành lợn què nhé.
Tra lại keo tản nhiệt
Keo tản nhiệt có thời gian sử dụng khá dài, nhưng dù sao thì sau một thời gian chúng cũng sẽ bị khô dần đi và mất tính năng tản nhiệt. Nếu bạn thường xuyên dùng laptop cho các công việc yêu cầu máy phải sử dụng tối đa hiệu năng như chơi game hay làm việc đồ họa thì càng phải chú tâm hơn tới điều này. Keo tản nhiệt sẽ khô nhanh trong một thời gian ngắn, bởi vậy nếu phát hiện laptop của bạn hoạt động kém đi hay laptop phát tiếng kêu rè rè hãy nhanh chóng tra lại keo tản nhiệt cho em nó. Tiện đây, hãy tra thêm một chút dầu máy cho quạt laptop để nó hoạt động tít hơn nhé.
Thay quạt tản nhiệt nếu chúng bị gãy
Như đã nói ở trên, quạt laptop sẽ rất dễ bị gãy cánh nếu bạn vô tình làm rơi laptop trong quá trình sử dụng. Nếu quạt laptop bị gãy, hãy thay thế chúng tại các trung tâm bảo hành của hãng.
Thay thế ổ cứng HDD của máy nếu chúng bị hỏng
Tương tự như cánh quạt tản nhiệt, ổ cứng của laptop khi bị hỏng cũng phát ra tiếng kêu rè rè, kẹt kẹt. Nếu quạt laptop không vấn đề gì chúng ta nên kiểm tra và thay thế ổ cứng nếu chúng có dấu hiệu hỏng hóc. Và nếu chúng hỏng thật, đây cũng là cơ hội để bạn nâng cấp SSD cho máy tính của mình vì hiện tại giá của SSD đã rẻ hơn rất nhiều. Hơn nữa, chúng lại đem đến hiệu suất làm việc tối ưu hơn.
Trên đây là tất cả các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng laptop kêu rè rè thường gặp. Nếu đã thử tất cả các cách trên nhưng tình trạng này vẫn chưa thể xử lý được thì bạn nên mang tới các trung tâm bảo hành để được kiểm tra cụ thể hơn.
Nguồn Internet