icon Trang chủ
icon Giới thiệu icon Tin tức icon Liên hệ icon Sơ đồ site

HOTLINE:
Theo: Administrator - Cập nhật: 27/07/2022
Theo: Administrator - Cập nhật: 13/12/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 02/10/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 26/02/2020
Theo: Administrator - Cập nhật: 06/12/2019
Theo: Administrator - Cập nhật: 25/07/2019
Những việc cần nên làm trước khi mang laptop hay điện thoại đi sửa chữa
Theo: admin - Cập nhật: 03/10/2021

Cần làm gì để không lộ dữ liệu trước khi mang máy tính, smartphone đi sửa?


Lộ thông tin cá nhân hoặc các nội dung nhạy cảm đang là nỗi ám ảnh của không ít người dùng thiết bị công nghệ hiện nay mỗi khi phải đem máy đi sửa chữa, bảo hành. Nhiều vụ việc gần đây một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo người dùng về việc tự bảo vệ dữ liệu của mình trước khi trao máy cá nhân vào tay người khác.

 

Vậy làm cách nào để bảo vệ an toàn cho thông tin cá nhân và các dữ liệu quan trọng, riêng tư đang được lưu trữ trên máy tính, smartphone? Dưới đây là những điều mà bạn cần làm trước khi mang thiết bị của mình đi sửa.


nhung-viec-can-nen-lam-truoc-khi-mang-laptop-hay-dien-thoai-di-sua-chua


1. Chụp ảnh lại tình trạng của thiết bị trước khi mang đi sửa


Để tránh tình trạng những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sửa chữa chẳng hạn như viền máy, tình trạng màn hình… là những thành phần dễ gặp phải hư hỏng hoặc bị trầy xước trong khi được sửa chữa.


Do đó, bạn nên chụp lại tình trạng ngoại hình của máy trước khi giao cho nhân viên kỹ thuật. Có gì chúng ta dễ "nói chuyện" hơn khi có "sự cố".


2. Sao lưu các dữ liệu quan trọng


Theo các chuyên gia công nghệ, việc quan trọng nhất phải làm trước khi đưa máy cho người khác sửa chữa hoặc sử dụng là sao lưu toàn bộ thông tin hiện có trên thiết bị, sau đó nếu được hãy xóa toàn bộ dữ liệu trên máy để đảm bảo an toàn cho các thông tin quan trọng. Việc sao lưu cũng nên được thực hiện thường xuyên, mang tính định kỳ để đề phòng các sự cố, hỏng hóc thiết bị bất ngờ xảy ra.

 

Người dùng có thể sao lưu các dữ liệu này ra một thiết bị khác hoặc sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây như OneDrive, Google Drive… để sao lưu các dữ liệu quan trọng của mình.


3. Sử dụng "két an toàn" cho dữ liệu riêng tư


Nếu không xóa dữ liệu trong máy, người dùng cần thiết lập các lớp bảo vệ cho ứng dụng quan trọng như nhắn tin, các dịch vụ OTT (phần mềm chat dùng kết nối internet), mạng xã hội, kho thư viện hình ảnh. Đây thường là nơi lưu trữ nội dung riêng tư, có phần nhạy cảm và không nên để người khác tiếp cận, phát tán. Một số nhà sản xuất trang bị sẵn tính năng bảo mật và thiết lập mã khóa riêng dành cho ứng dụng quan trọng, nhưng nếu máy của bạn không có sẵn vẫn có thể tìm và tải chương trình từ các bên thứ 3 thông qua gian phần mềm chính thức cho từng nền tảng.


Với máy tính, người dùng có sẵn các lựa chọn khóa ổ cứng lưu trữ dữ liệu từ cài đặt của hệ điều hành. Khi đó, người lạ không thể truy suất được dữ liệu trong ổ cứng nếu chưa vượt qua mã bảo vệ như Wise Folder Hider. Đây là phần mềm cho phép người dùng đặt mật khẩu để bảo vệ những dữ liệu quan trọng trên máy tính. Sau khi được Wise Folder Hider bảo vệ, các dữ liệu sẽ "biến mất hoàn toàn", không để lại dấu vết nào trên máy tính, chỉ mình bạn biết sự tồn tại của nó.

 

Với smartphone chạy Android, hiện một số hãng sản xuất đã tích hợp sẵn chức năng cho phép mã hóa và bảo vệ các dữ liệu quan trọng chứa trên thiết bị, chẳng hạn smartphone Samsung có chức năng "Thư mục bảo mật".

 

Trong trường hợp smartphone không được tích hợp công cụ đặt mật khẩu bảo vệ dữ liệu, bạn có thể nhờ đến ứng dụng với tên gọi Video Hider. Đây là ứng dụng miễn phí, cho phép người dùng tạo ra một "két sắt" với mã bảo vệ để chứa các hình ảnh, video quan trọng và nhạy cảm của mình. Sau khi dữ liệu được chuyển vào "két sắt", cần phải có mã khóa mới có thể xem được những nội dung đã được bảo vệ.


4. Sao lưu và xóa các nội dung tin nhắn, cuộc gọi


Một chi tiết quan trọng mà nhiều người ít chú ý đến, đó là bạn nên xóa toàn bộ tin nhắn trên smartphone trước khi mang đi sửa, đề phòng các tin nhắn với nội dung riêng tư bị rò rỉ ra ngoài.


Trước khi xóa các tin nhắn, người dùng cần phải sao lưu các nội dung này để phục hồi sau khi nhận lại máy. Để sao lưu và phục hồi tin nhắn trên smartphone, người dùng có thể nhờ đến ứng dụng có tên gọi SMS Backup &Restore.


5. Đăng xuất toàn bộ các tài khoản trực tuyến, xóa cả lịch sử duyệt web


Một điều cần lưu ý đó là phải thoát toàn bộ các tài khoản trực tuyến bạn đã đăng nhập trên máy tính và smartphone, như tài khoản iCloud (đối với iPhone), email, mạng xã hội, tài khoản ngân hàng…

 

Ngoài ra, để đảm bảo riêng tư, bạn cũng nên xóa lịch sử duyệt web, các tập tin đã tải về từ Internet…

 

6. Lựa chọn cửa hàng uy tín, có danh tiếng


Sau khi đã thực hiện xong các biện pháp chống rò rỉ thông tin cá nhân, việc tiếp theo bạn cần làm chính là lựa chọn cửa hàng uy tín, có danh tiếng. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng cần lưu ý. Trong trường hợp thiết bị vẫn còn thời hạn bảo hành, dĩ nhiên bạn chỉ việc mang thiết bị đến nơi mình đã mua để được hưởng chế độ bảo hành.

 

Còn trong trường hợp đã hết bảo hành, bạn nên lựa chọn những cửa hàng sửa chữa có uy tín và danh tiếng. Điều này vừa đảm bảo rằng các linh kiện được thay thế (nếu có) sẽ đảm bảo chính hãng, mức giá sửa chữa hợp lý và đặc biệt giảm nguy cơ các dữ liệu trên máy tính bị lấy cắp.


7. Nên yêu cầu được ngồi chờ và xem kỹ thuật sửa trực tiếp


Người dùng nên yêu cầu được ngồi chờ và xem kỹ thuật viên sửa trực tiếp sẽ là cách tốt nhất để biết chắc chắn dữ liệu của mình được an toàn nếu chưa tiến hành sao lưu hay cài bảo vệ trước đó.

 

Nhưng nhiều trường hợp sửa chữa tốn thời gian hoặc máy cần phải gửi tới trung tâm bảo hành ủy quyền, thậm chí gửi đi nước ngoài thì khách hàng nên sao lưu dữ liệu, đăng xuất các tài khoản có trong máy, tốt nhất là xóa sạch thiết bị trước khi gửi lại nơi sửa chữa. Cả bên nhận dịch vụ lẫn khách hàng cần thống nhất với nhau về hiện trạng, nên có cam kết, xác nhận từ cả 2 phía. Người đi sửa nên yêu cầu niêm phong, ký tên lên các linh kiện không cần thay thế phòng trường hợp bị tráo, đổi.


Trên đây là một số lưu ý và cần làm trước khi mang thiết bị máy tính hay điện thoại đến nơi sữa chửa. Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.


Tin mới hơn
Tin cũ hơn
Những tiện ích dành riêng cho dân văn phòng trên máy tính vô cùng hiệu quả (26/03/2022)
Nguyên lý hoạt động của máy đếm tiền? (02/10/2021)
Cách hay sửa lỗi laptop không nhận mạng dây (01/10/2021)
Mẹo nhỏ làm sạch máy in phun (30/09/2021)
Cách dịch tài liệu sang tiếng Việt trong word (29/09/2021)
Cách dịch tài liệu sang tiếng Việt trong word (29/09/2021)
Máy in đa năng là gì? Ưu - nhược điểm của máy in đa năng (24/09/2021)
Cách kiểm tra lịch sử trên máy tính để biết có ai đó đã truy cập và sử dụng máy tính của bạn? (23/09/2021)
Mẹo dùng bàn phím máy tính cực nhanh: Cái số 5 không biết thì quá phí! (22/09/2021)
5 sai lầm thường gặp khiến máy tính ngày càng chậm và cách khắc phục (18/09/2021)

TỔNG ĐÀI GÓP Ý KHIẾU NẠI

(08h00 - 19h00 tất cả các ngày trong tuần)
0939 958 958

Mở Zalo, quét mã QR để kết bạn
với nhân viên Trần Lâm

CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC TRẦN LÂM
MST: 2200284218
Người đại diện: Ông Chung Chí Lợi - Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 34 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.1, TP. Sóc Trăng
Tel: (0299) 3616 567 - 3626 567 - 3624 567 - Fax: 3820 535
Hotline/Zalo: 0939 958 958 - Email: info@tranlam.com.vn

 

Tổng lượt truy cập: 18,167,809
Đang truy cập: 1