icon Trang chủ
icon Giới thiệu icon Tin tức icon Liên hệ icon Sơ đồ site

HOTLINE:
Theo: Administrator - Cập nhật: 27/07/2022
Theo: Administrator - Cập nhật: 13/12/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 02/10/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 26/02/2020
Theo: Administrator - Cập nhật: 06/12/2019
Theo: Administrator - Cập nhật: 25/07/2019
Việt Nam đang dạy thế giới cách làm game di động?
Theo: theo thongtincongnghe.com - Cập nhật: 03/04/2014
Những ý tưởng đơn giản và các trò chơi di động đơn giản xuất phát từ Việt Nam đang khiến cho cả thế giới phải chú ý. Liệu chăng đây là điều khiến cho thế giới phải quan tâm và chú ý hơn tới cách làm game của mình để thành công được như Việt Nam?

Cho đến nay, mọi người đều nghe đến Flappy Bird. Nó nhanh chóng trở thành một hiện tượng và được coi như một Gangnam Style của các game di động. Với hơn 50 triệu lượt tải trong thời điểm đỉnh cao, trò chơi này trở thành niềm tự hào cho giới startup và các nhà làm game Việt Nam. Cùng với đó là hàng loạt những câu hỏi của các phóng viên nước ngoài về khả năng Việt Nam có thể tạo ra những trò chơi và sản phẩm mang đẳng cấp thế giới.

Đứng ở vị trí của tôi thì thật khó để nói cho đến khi nào Việt Nam mới có đủ khả năng để làm được điều này. Trong khi đó, Psy và Gangnam Style đã trở nên thành công trên toàn cầu. Psy được vây quanh bởi cả ngành công nghiệp giải trí đồ sộ của Hàn Quốc với những ông bầu đầy tài năng cũng những hãng sản xuất khổng lồ. Còn Việt Nam, phải chăng là một mảnh đất màu mỡ của các nhà thiết kế game đang chực chờ để được đơm hoa kết trái?

Trong cuộc phỏng vấn giữa Nguyễn Hà Đông với Rolling Stone, anh đã tiết lộ một vài điều sẽ làm với Flappy Bird: “Tôi hình dung ra được mọi người chơi nó như thế nào trong khi một tay họ nắm tay cầm trên xe buýt. Khi chơi game trên smartphone, cách đơn giản nhất là chạm vào màn hình”.

Trong môi trường di động vừa chớm nở tại Việt Nam, với hơn 140 triệu chiếc điện thoại di động ở một đất nước 90 triệu dân, phải chăng nó đã tạo ra không gian lí tưởng cho giới khởi nghiệp với những game đơn giản như Flappy Bird tăng trưởng?

Ảnh
Flappy Bird

Sự tấn công từ những bản clone của Flappy Bird

Rất nhanh sau khi Đông “khai tử” Flappy Bird, một loạt những ứng dụng bắt chước xuất hiện trên App Store và Play Store. Những ý kiến công kích dữ dội khiên cả Apple và Google bắt đầu phải loại bỏ dần những clone này. Nhưng sự mỉa mai lớn nhất với tôi lại là ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam, người ta cứ lặp đi lặp lại chính Flappy Bird là kẻ ăn cắp ý tưởng. Người Việt Nam thường sợ ý tưởng kinh doanh của mình bị bắt chước. Thế nhưng cộng đồng công nghệ Việt Nam lại đang ngồi đó, chứng kiến phần còn lại của thế giới đi copy một trò chơi Việt.

Ảnh
Các bản clone của Flappy Bird.

Còn bây giờ, Việt Nam có tiếp tục cuộc cách mạng game của mình?

Bằng rất nhiều cách, các startup Việt Nam nói riêng và cộng đồng công nghệ nói chung, đặc biệt là với những người tiêu dùng, đang bị dẫn dắt bởi ngành công nghiệp game. VNG, một trong những doanh nghiệp thành công nhất tại Việt Nam, về cơ bản là một công ty game. Và những ngôi sao mới nổi trong cộng đồng startup Việt Nam như mWork, Appota, ME Corp, Divmob cũng đều hoạt động trong mảng này. Đó chính là hệ sinh thái game Việt Nam.

Flappy Bird giờ đã trở thành huyền thoại ở Việt Nam. Thật khó để có thể theo chân nó, nhưng những trò chơi thú vị vẫn không ngừng được ra mắt tại đây. Nó bao gồm cả những ứng dụng đơn giản như School Cheater, đòi hỏi người chơi phải tránh được ánh mắt của giáo viên, đến cả những thiết kế thanh lịch như 1Path, ứng dụng yêu cầu người chơi nghiêng điện thoại của mình để kết nối các điểm.

Ảnh
School Cheater.

Sự khởi đầu cho một triết lí trong ngành game Việt Nam?

Dựa trên triết lí của Flappy Bird bao gồm đồ họa đơn giản, dễ chơi, và sự trừng phạt khắt khe, Freaking Math ra đời. Ứng dụng này cũng được thiết kế bởi một lập trình viên tại Việt Nam. Chỉ muốn nhắc lại rằng Tech In Asia đã “do thám” tại Mobile Hackathon năm ngoái và viết về triết lí làm game của dotGEARS. Và phần hay nhất ở đây là về khoản tính toán. Thật đau đớn khi nó cho bạn biết mình kém cỏi thế nào trong những phép tính cộng đơn giản.

Freaking Math đòi hỏi người chơi kiểm tra xem phép tính cộng đúng hay sai. Mặc dù công thức khá đơn giản, song, nó yêu cầu bạn phải làm thật nhanh. Nó đánh lừa độ khó của mình và cách chơi này sẽ ngay lập tức khiến bạn nhớ đến cảm giác thất bại với Flappy Bird. Bạn đã được cảnh báo rồi đấy nhé.

Ảnh
Freaking Math.

Vậy trò chơi này nói cho chúng ta điều gì về Việt Nam? Có thể là một sự cách tân trong các trò chơi Việt ? Phần lớn những bản nhái của Flappy Bird ngoài kia chỉ đơn giản là thay chú chim của dotGEARS bằng một con cá hay một khuôn mặt, họ chỉ chỉnh sửa một chút về công thức vật lí và cách thiết kế rồi cho ra mắt trò chơi. Nhưng Freaking Math lại làm ra một thứ hoàn toàn mới lạ, điều đã đưa Flappy Bird đến với thành công. Chúng ta sẽ còn thấy nhiều điều thú vị nữa từ Việt Nam ? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với cha đẻ của Freaking Math và câu trả lời của anh có vẻ như cũng khá tương đồng với trường hợp của Flappy Bird

“Trò Freaking Math được lấy cảm hứng từ một game show của VTV và Flappy Bird. Hồi tháng 3, tôi đã xem chương trình này trên VTV trong đó người chơi cần phải trả lời câu hỏi trong một khoảng thời gian giới hạn. Khi kết thúc, họ buộc phải bắt đầu lại từ đầu vẫn với những câu hỏi như vậy. họ cần phải lắng nghe câu hỏi và trả lời y hệt như thế, lặp đi lặp lại, khiến họ phát điên. Và Flappy Bird cũng làm cho mọi người phát cuồng lên như thế. Vì vậy tôi quyết định làm một trò chơi đơn giản thôi (giống như Flappy Bird) để làm mọi người phát điên lên nhưng rồi họ lại vẫn muốn chơi lại. Làm trò chơi giải đố là không hề đơn giản.

Mọi người giờ đây đọc rất nhiều. Họ không muốn đọc một câu hỏi dài trong một trò chơi, nó thật nhàm chán. Phần lớn mọi người không giỏi tiếng Anh (trong đó có cả tôi nữa). Nên tôi sẽ không chọn một câu hỏi toàn chữ là chữ. Tưởng tượng được không ? Nó sẽ tốn rất nhiều thời gian, hơn nữa tôi cũng không phải là một nhà thiết kế giỏi cũng như một người làm nội dung tốt. Vào một đêm mất ngủ, tôi đã thử giải toán. Và tôi nghĩ rằng tất cả những người có smartphone đều có thể giải toán. Nhưng câu đố phải đủ đơn giản để nếu họ làm sai thì vẫn muốn làm lại. Tất cả những ý tưởng đó đến và ngay lập tức tôi viết nó trên điện thoại của mình. Sau đó tôi đi ngủ. Vài ngày sau, tôi ra ra phiên bản đầu tiên cho bạn tôi dùng thử và upload nó lên App Store”.

Những ý tưởng đơn giản như thế này đang được nuôi dưỡng, khởi động từ từ và truyền cảm hứng cho cộng đồng phát triển game di động tại Việt Nam. Với nền công nghiệp game tại đây, tôi cho rằng chúng ta mới bắt đầu chững kiến được khả năng của họ.

Tin mới hơn
Tin cũ hơn

TỔNG ĐÀI GÓP Ý KHIẾU NẠI

(08h00 - 19h00 tất cả các ngày trong tuần)
0939 958 958

Mở Zalo, quét mã QR để kết bạn
với nhân viên Trần Lâm

CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC TRẦN LÂM
MST: 2200284218
Người đại diện: Ông Chung Chí Lợi - Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 34 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.1, TP. Sóc Trăng
Tel: (0299) 3616 567 - 3626 567 - 3624 567 - Fax: 3820 535
Hotline/Zalo: 0939 958 958 - Email: info@tranlam.com.vn

 

Tổng lượt truy cập: 18,162,970
Đang truy cập: 1