icon Trang chủ
icon Giới thiệu icon Tin tức icon Liên hệ icon Sơ đồ site

HOTLINE:
Theo: Administrator - Cập nhật: 27/07/2022
Theo: Administrator - Cập nhật: 13/12/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 02/10/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 26/02/2020
Theo: Administrator - Cập nhật: 06/12/2019
Theo: Administrator - Cập nhật: 25/07/2019
Bảo vệ laptop của bạn khỏi trộm cắp
Theo: theo 24h - Cập nhật: 14/10/2013

 

Sau đây là 8 mẹo bảo vệ laptop và dữ liệu trước các vụ trộm cắp nguy hiểm do trang Notebookreview gợi ý.

1. Cài phần mềm chống trộm

1

Các phần mềm chống trộm đang được rất nhiều công ty phần mềm tung ra, từ những công ty nhỏ như Absolute Software (công ty sản xuất Lojack for Laptops) cho tới những công ty chuyên bảo mật như McAfee, Symantec và Kaspersky. Nhiều phần mềm chống trộm miễn phí cũng đang được cung cấp trên Internet: bạn chỉ cần google với từ khóa “free anti-theft software laptop” (“phần mềm chống trộm laptop miễn phí”).

Nhìn chung, các phần mềm chống trộm đều sẽ tìm được vị trí của laptop và các thiết bị công nghệ thông qua địa chỉ IP, địa chỉ của kết nối Wi-fi, hoặc thông qua GPS. Nhiều công ty thậm chí còn đưa vào các tính năng như xóa dữ liệu từ xa, khóa máy từ xoa hoặc chụp ảnh thông qua Webcam.

Để phần mềm chống trộm có thể hoạt động tốt, laptop cần phải được kết nối với Internet. Do đó, nếu kẻ trộm không bao giờ bật laptop hoặc không bao giờ kết nối mạng, bạn sẽ không tìm được laptop của mình. Tuy vậy, ít nhất bạn cũng sẽ được đảm bảo rằng kẻ xấu sẽ không thể truy cập dữ liệu và các phầm mềm của bạn nếu không muốn bị bắt.

2. Sử dụng phần cứng chống trộm

Khóa Kensington là một trong những biện pháp chống trộm nổi tiếng và hữu hiệu. Với một sợi dây kim loại bọc cao su, bạn sẽ buộc chặt laptop của mình với một đồ vật nặng, khó di chuyển. Khóa Kensington sử dụng khe Kensington, một khe cắm nhỏ, được trợ lực bởi kim loại có mặt trên hầu hết các laptop hiện nay. Mặc dù khóa Kensington được đặt tên theo công ty đã sáng tạo ra chúng, nhiều nhà sản xuất vẫn tạo ra các loại dây hoàn toàn tương thích, ví dụ như khóa PNY ThinkSafe. Nhiều loại dây khác có thể khóa vào các khe VGA hoặc khe cắm máy in. Khóa Kensington có cả loại khóa số và khóa chìa.

Thông thường, khóa Kensington sẽ được lắp vào một vật lớn, không di chuyển được như ống nước hoặc thanh chắn cửa sổ. Bạn có thể mua các bộ chân để gắn dây vào các vật nặng như bàn học thông qua keo dính, ốc vít. Mặt khác, trong khi khóa Kensington là rất hữu hiệu trong môi trường công sở và trường học, bạn có lẽ sẽ không muốn chạy xung quanh sân bay hoặc các địa điểm công cộng khác để tìm chỗ gắn khóa Kensington.

1

Khóa Kensington

Dĩ nhiên, nếu kẻ trộm đủ liều lĩnh, chúng sẽ dùng máy cắt dây kim loại để phá hỏng khóa Kensington của bạn.

Một lựa chọn khác dành cho bạn là gắn một biển báo an toàn lên laptop, nhờ đó giá trị bán lại của chiếc laptop bị mất cắp sẽ giảm đi khá nhiều. Ví dụ, loại sticker STOP Security Plate được làm bằng kim loại được gắn với máy tính bằng keo siêu dính VHB. Loại sticker này sẽ hiển thị nhiều dòng chữ “Stolen Property” (Tài sản bị mất cắp) rất dễ nhận thấy. Mỗi sticker sẽ có số hiệu mã vạch riêng để đăng ký trên hệ thống đăng ký trực tuyến của STOP Security Plate. Tuy vậy, hãy nhớ rằng nếu bạn sử dụng các sticker dạng này, bạn sẽ khó lòng có thể bán lại chiếc laptop của mình cho một người khác.

3. Bảo vệ mật khẩu của mình

Chắc chắn bạn đã nghe về việc bản vệ laptop của mình với mật khẩu ít nhất là 10 lần. Bạn cũng buộc phải sử dụng mật khẩu trên email, các dịch vụ đám mây nói riêng và các dịch vụ mạng nói chung. Tuy vậy, một điều hết sức quan trọng là bạn phải bảo vệ chính các mật khẩu của mình.

Điều đó có nghĩa là bạn không nên ghi mật khẩu ra giấy để người khác nhìn thấy. Nếu trình duyệt web hoặc một trang web hỏi bạn có muốn lưu mật khẩu hay không, bạn nên lựa chọn không. Đừng sử dụng các loại mật khẩu mà người khác có thể đoán được, ví dụ như ngày sinh của bạn hoặc “password”, “123456″. Đừng sử dụng chung một chuỗi mật khẩu trên nhiều tài khoản. Hãy thay đổi mật khẩu thường xuyên. Nếu bạn cảm thấy các mật khẩu của mình là quá khó nhớ, hãy sử dụng các phần mềm như LastPass hoặc KeePass.

4. Đừng lưu dữ liệu nhạy cảm trên laptop

Nếu bạn đang sử dụng laptop do công ty cung cấp, chắc chắn công ty bạn sẽ yêu cầu bạn giữ các dữ liệu làm việc trên chiếc laptop này. Ngoài chiếc laptop này, bạn không nên sao chép các thông tin nhạy cảm lên bất kỳ chiếc máy tính xách tay nào khác. Ngoài chiếc laptop sử dụng khi đi công tác, bạn chỉ nên lưu thông tin nhạy cảm trên các máy vi tính (tốt nhất là máy để bàn) tại nhà hoặc trong văn phòng. Hãy sử dụng các phần mềm như LogMein để truy cập dữ liệu từ một chiếc laptop khác.

Hãy cân nhắc sử dụng các dịch vụ sao lưu dữ liệu như các thiết bị NAS, hoặc các dịch vụ đám mây như Dropbox, Box.net, Google Drive và Microsoft SkyDrive. Nếu bạn sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây, hãy nhớ bảo vệ cẩn thận mật khẩu của mình.

5. Sử dụng phần mềm chống virus

Trong suốt lịch sử điện toán, số lượng virus được tung ra ngày càng nhiều lên. Theo số liệu thống kê của Kaspersky vào tháng trước, có tới 200.000 mẫu mã độc mới được tung ra mỗi ngày, so với con số 125.000 mã độc vào thời điểm một năm về trước.

McAfee cho biết, không chỉ có số lượng mã độc Android gia tăng mà cả các mã độc PC có chữ ký điện tử (giả dạng làm một phần mềm hợp pháp) và cả các phần mềm tống tiền (được tội phạm số sử dụng để tống tiền người dùng) cũng gia tăng. Symantec khẳng định các dạng tấn công qua mạng như các cuộc khảo sát giả, các lời mời lừa đảo và các dạng kỹ thuật lừa đảo cũng đang ngày một trở nên phổ biến.

Ngay cả khi đã cung cấp bộ Security Essentials cho người dùng, Windows Defender vẫn yêu cầu máy vi tính của bạn phải được cài phần mềm chống virus. Với mức giá tương đối rẻ cho những gì bạn nhận được, các phần mềm chống virus sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều tính năng hữu ích, ví dụ như chống keylogger, chống mã độc quảng cáo (adware), chặn web đen cho trẻ nhỏ, bảo vệ truy cập web, bàn phím ảo v…v…

6. Bảo vệ trình duyệt

Một số phần mềm diệt virus không cung cấp các dịch vụ bảo vệ trình duyệt web (ví dụ như thông báo về các trang web không an toàn, kiểm soát nội dung cho trẻ em…), do đó bạn có thể cân nhắc mua các gói bảo mật Internet. Hãy lựa chọn các phần mềm có hỗ trợ điện toán đám mây để nhận được thêm nhiều dịch vụ có ích khác.

42

Cập nhật Windows là tối cần thiết

Bạn cũng nhớ luôn luôn cập nhật Windows và trình duyệt web để vá các lỗ hổng an ninh mới được phát hiện.

7. Cân nhắc mã hóa dữ liệu có trên máy

Các máy laptop do các doanh nghiệp cung cấp cho người dùng thường sử dụng phiên bản Enterprise của Windows. Phiên bản này có chương trình BitLocker được sử dụng để mã hóa tất cả các file dữ liệu được lưu xuống ổ cứng. Phần lớn các phiên bản Windows dành cho người dùng thường đều không có BitLocker, ngoại trừ phiên bản Ultimate của Windows 7 và Pro của Windows 8. Một số người dùng cũng đang sử dụng TrueCrypt, một phần mềm miễn phí, mã nguồn mở sử dụng “ổ ảo” trên Windows, Mac và Linux.

Mặt khác, việc mã hóa toàn bộ ổ cứng cũng chứa nhiều bất lợi: Lớp bảo vệ mã hóa chỉ có tác dụng khi bạn đang không sử dụng ổ cứng. Nếu bạn đang nhập mật mã mã hóa, những người ngồi bên cạnh bạn (trong hội thảo, trên máy bay…) có thể nhìn thấy mật khẩu này và truy cập vào toàn bộ dữ liệu của bạn nếu bạn vô tình rời khỏi chỗ ngồi của mình. Nếu bạn cần đem theo các dữ liệu nhạy cảm, bạn chỉ nên mã hóa một vài file nhất định hoặc sử dụng ổ USB được mã hóa.

8. Hãy cẩn thận với các điểm phát Wi-fi

Không phải điểm phát Wi-fi nào cũng an toàn. Trước khi truy cập vào một điểm phát Wi-fi, hãy xem điểm phát này sử dụng mã hóa gì. WPA2 mà dạng mã hóa tốt nhất, sau đó là WPA và WEP. Hãy cân nhắc không sử dụng các kết nối Wi-fi “không an toàn” (“unsecure”: không có mã hóa, không yêu cầu mật khẩu).

Nếu có thể, hãy chỉ sử dụng kết nối di động 3G của các nhà mạng. Bạn có thể cài đặt cho một số phần mềm chỉ được sử dụng kết nối được mã hóa. Hãy sử dụng mạng ảo VPN của công ty hoặc các giải pháp VPN của bên thứ 3 như HotSpot Shield, HotSpot VPN.

 

Tin mới hơn
Tin cũ hơn

TỔNG ĐÀI GÓP Ý KHIẾU NẠI

(08h00 - 19h00 tất cả các ngày trong tuần)
0939 958 958

Mở Zalo, quét mã QR để kết bạn
với nhân viên Trần Lâm

CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC TRẦN LÂM
MST: 2200284218
Người đại diện: Ông Chung Chí Lợi - Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 34 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.1, TP. Sóc Trăng
Tel: (0299) 3616 567 - 3626 567 - 3624 567 - Fax: 3820 535
Hotline/Zalo: 0939 958 958 - Email: info@tranlam.com.vn

 

Tổng lượt truy cập: 18,162,712
Đang truy cập: 1