icon Trang chủ
icon Giới thiệu icon Tin tức icon Liên hệ icon Sơ đồ site

HOTLINE:
Theo: Administrator - Cập nhật: 27/07/2022
Theo: Administrator - Cập nhật: 13/12/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 02/10/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 26/02/2020
Theo: Administrator - Cập nhật: 06/12/2019
Theo: Administrator - Cập nhật: 25/07/2019
Vì sao Google cần đến các thiết bị Nexus?
Theo: theo tinhte - Cập nhật: 01/10/2013
Google_vi_sao_can_Nexus_tinhte.


Android là một hệ điều hành nguồn mở, nhưng dù cho Google đã có nhiều nỗ lực nhưng hệ điều hành này vẫn còn bị phân mảnh nặng nề, cả ở mức phần cứng lẫn phần mềm. Chương trình Nexus của Google có thể xem là một giải pháp cho vấn đề phân mảnh này, bởi chúng luôn đi kèm theo phiên bản Android mới nhất, được cập nhật nhanh nhất (thường là ngay trong đêm giới thiệu), và nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của cộng đồng lập trình viên. Thế nhưng liệu với Nexus, Google có thể thật sự giải quyết được vấn đề phân mảnh hay không? Và mục đích thật sự của dòng Nexus là gì?

Vẫn chưa có sự thay đổi về cách cập nhật thiết bị với Android 4.3

Mới đây Google đã cập nhật Android lên phiên bản 4.3. Đây vừa là tin tốt, vừa là tin xấu. Tin xấu đó là chúng ta vẫn chưa thấy được sự thay đổi nào trong vòng xoay cập nhật cho các thiết bị Android khi có phiên bản mới xuất hiện. Vòng xoay đó là: Google ra mắt bản Android mới, các máy Nexus nhận được bản update (vài ngày sau tới lượt những máy Google Edition), kế tiếp là các hãng sản xuất lần lượt đưa lời hứa chung chung về thời điểm nâng cấp máy cho khách hàng của mình, có thể là vài tháng sau, thậm chí là cả năm sau. Và chính sự "chung chung" này đã khiến nhiều người cảm thấy thất vọng và mệt mỏi vì chờ đợi.

HTC_One_Google_Edition.
Còn tin tốt ở Android 4.3 đó là nó không mang trình mình nhiều thay đổi lớn. Giao diện và phần mềm hầu như không có gì thay đổi, những điểm mới được Google mang vào hệ điều hành này chủ yếu là để nâng cao hiệu năng, hỗ trợ giao tiếp Bluetooth Smart, tăng cường khả năng sử dụng nhiều người và trải nghiệm chơi game. Điều đó có nghĩa là các hãng sẽ mất ít thời gian hơn để đưa Android 4.3 lên thiết bị của mình. Cõ lẽ bản Android 5.0 sắp tới mới thật sự mang tính đột phá.

Google đã mô-đun hóa Android

Để giải quyết vấn đề chậm cập nhật, Google đã tìm ra một cách phù hợp. Phương thức này khá đơn giản: Google đã "mô-đun hóa" (tách thành từng phần riêng biệt) nền tảng Android để giúp cập nhật những thành phần quan trọng của hệ thống - chính là các ứng dụng - theo lịch trình của mình. Trưởng bộ phận kĩ thuật của Android, ông Dave Burke, nói rằng "không giống những công ty khác, chúng tôi không bị ràng buộc vào nền tảng (Android) trong việc ra mắt những app mới". Bằng chứng là Google đã tách riêng và thường xuyên cập nhật các app như Hangouts, Keep, Google Music, Chrome, Drive, Gmail, YouTube, Maps cho nhiều người dùng chạy nhiều bản Android khác nhau. Thời điểm mà các app này được nâng cấp sẽ dao động trong khoảng 6 tới 8 tuần, thế nên người dùng vẫn có thể tận hưởng những điểm tốt nhất từ các dịch vụ của Google mà không phải chờ đợi mòn mỏi cho một đợt nâng cấp lớn như những gì Apple áp dụng với iOS.

Google_Apps.


Chiến lược này có hai mặt lợi và hại. Android giờ đây trở thành một nền tảng và chỉ cần cập nhật để bổ sung những tính năng, thao tác cơ bản, không phải kéo theo hàng loạt app tích hợp. Lập trình viên vẫn gặp khó khăn trong việc quyết định xem ứng dụng của mình sẽ tương thích với những phiên bản nào, nhưng ít ra với người dùng thì mọi chuyện dễ dàng và nhanh chóng hơn một chút. Còn với những ai không chấp nhận chờ đợi, các thiết bị Nexus cũng như những máy "Google Play Edition" chính là giải pháp tốt nhất.

Mục đích thật sự của Nexus

Đúng là như thế. Ở những buổi đầu khi Nexus mới ra đời, người ta tưởng rằng các thiết bị này sẽ khiến thị trường Android bị chi phối mạnh bởi người ta sẽ đổ xô đi mua máy của Google và không đoái hoài tới những nhà sản xuất khác. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng máy Nexus quả thực có bán chạy nhưng nó vẫn chưa "hot" và bán nhiều như máy Android của hãng khác.

Vậy tại sao Nexus lại xuất hiện nếu lượng người dùng không quá lớn? Google nói rằng Nexus chính là những "hào quang" có tác dụng "giáo dục" cho cả hệ sinh thái. Burke nói: "Cơ bản là chương trình Nexus cho phép chúng tôi đặt ra những tiêu chuẩn cho Android... Chúng tôi có thể trình diễn Android chạy như thế nào và hi vọng rằng nó sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất thiết bị khác". Google muốn các công ty như Samsung, LG, HTC,... nhìn vào các máy Nexus để biết được Google có thể làm những gì, và họ cần phải làm gì để sản phẩm của mình trở nên tốt hơn.

Lời giải thích của Google chưa hợp lý lắm. Mặc dù những chiếc Nexus khá độc đáo, tuy nhiên cấu hình và thông số kĩ thuật của chúng thường đi sau thời đại. Camera của Galaxy Nexus thì quá tệ, Nexus 4 thì không hỗ trợ 4G LTE, một kết nối quan trọng cho các thị trường như Mỹ, trong khi các máy khác đã có từ lâu. Giờ đây Google lại bán thêm HTC One và Samsung Galaxy S4 "Google Edition" với giao diện Android gốc, thế nên chương trình Nexus lại càng không liên quan đến việc "giáo dục" nói trên.

Điều đó dẫn đến một nguyên nhân khác để dòng Nexus còn tồn tại, và nguyên nhân này còn quan trọng hơn mục đích giáo dục các OEM: Google cần một thiết bị nào đó để hãng có thể phát triển Android. Burke nói: "là một nhóm kĩ sư tạo ra nền tảng di động - chúng tôi không thể làm ra nền tảng đó một cách trừu tượng. Chúng tôi cần phải thử nghiệm trên một thiết bị thực tế mà chúng tôi có thể mang theo bên mình". Chính vì thế, ngoài việc tạo ra những thiết bị tốt cho các kĩ sư, Google quyết định làm ra thêm vài trăm nghìn chiếc nữa rồi bán cho người dùng. Một công đôi việc mà thôi.

Nhưng với Nexus, liệu Google thật sự muốn nhảy vào thị trường nơi mà hãng chỉ có thể bán cho một số lượng khách hàng nhỏ, và thường là người dùng chuyên sâu? Không hẳn là như thế. Năm ngoái, hãng đã ra mắt Nexus 7 và tính đến thời điểm hiện tại thì thị phần của mẫu tablet này đang chiếm 10% tổng số máy tính bảng Android trên toàn cầu. Nó cũng nằm trong top 20 thiết bị Android được ưa thích. Đây là thiết bị Nexus đầu tiên thành công khi áp dụng phương thức giá rẻ. Sau đó, Nexus 4 ra đời cũng với mức giá rất hấp dẫn, và cũng nhanh chóng cháy hàng, thế nhưng nó vẫn chưa bán được nhiều như Nexus 7.

Nexus_7.


Hugo Barra, quản lí sản phẩm Android của Google, cho biết rằng Nexus 7 có được thành công như vậy là rất đáng ghi nhận trong bối cảnh nó phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những đối thủ Android khác cũng như iPad. Nó cũng giúp Google đạt được mục đích sử dụng một chiếc máy Nexus nhằm cải thiện chính bản thân Android. Barre nói "chúng tôi đã học được rất nhiều thứ từ nó", và Android 4.3 cũng được thiết kế để thu hút thêm người dùng máy tính bảng. "Nó thật sự đã giúp chúng tôi nghĩ về những thứ gì cần phải được thêm vào một chiếc tablet thế hệ mới".

Motorola cũng chỉ là một nhà sản xuất như bao hãng khác

Về phần Motorola, sau nhiều tin đồn, cuối cùng chiếc Moto X cũng đã được chính thức tiết lộ. Đây là chiếc điện thoại đầu tiên thể hiện sự ảnh hưởng của Google đối với sản phẩm của Motorola, thế nhưng nó vẫn là một chiếc smartphone Motorola, không phải một chiếc điện thoại của Google. Moto X không được cài sẵn phiên bản Android mới nhất, máy được bán ra theo hợp đồng với nhà mạng và nó không sở hữu mức giá rẻ cực kì hấp dẫn như các thiết bị Nexus.

Như vậy, với Moto X là bằng chứng, Motorola cũng chỉ là một hãng sản xuất điện thoại Android bình thường như bao công ty khác. Giờ đây, khi các chi tiết về Moto X đã xuất hiện rõ ràng, chúng ta có thể nói rằng trách nhiệm thúc đẩy cả hệ sinh thái Android vẫn tiếp tục nằm trong tay nhóm Android cũng như bộ phận Nexus của Google chứ không phải là Motorola.

Không có cách chữa khỏi "bệnh" phân mảnh của Android, nhưng Google có cách để quản lí các "triệu chứng"

Chúng ta không thể chối bỏ rằng sự phân mảnh các nền tảng Android là có thật, và nó cũng là một vần đề thật với Google. Nếu bạn xem sự phân mảng này là một căn bệnh thì trong vòng 5 năm qua, mặc dù đã rất cố gắng, Google vẫn tìm ra cách chửa. May mắn, bệnh này không dẫn đến cái chết, và trong thời gian qua, việc mô-đun hóa các ứng dụng cũng như thiết bị Nexus đã giúp Google "quản lí" cũng như giảm thiểu những "triệu chứng" mà người dùng phải chịu đựng. Google, và cả người dùng Android, dường như đã quen với chuyện đó.

Tin mới hơn
Tin cũ hơn
Những mẫu sáng chế đáng chờ đợi của Apple (11/04/2016)
Đánh giá Nexus 7 2013 - xứng danh anh cả (01/10/2013)
Trên tay máy mẫu BlackBerry 10 Porsche Design? (27/09/2013)
Máy tính bảng Surface mini của Microsoft sẽ sử dụng màn hình 7,5 tỉ lệ 4:3? (27/09/2013)
Phó chủ tịch Panos Panay của Microsoft chia sẻ nhiều điều về Surface 2 và Surface Pro 2 (27/09/2013)
Hình ảnh lễ khai trương gian hàng thứ 8 của Cellphone S tại 21A Hàng Bài (19/9/2013) (26/09/2013)
Samsung sẽ giới thiệu smartphone với màn hình cong vào tháng sau (26/09/2013)
Dell hứa hẹn một làn sóng đáng kể các tablet mới sắp ra mắt, ngừng bán XPS 10 chạy Windows RT (26/09/2013)
Cựu nhân viên Nokia thành lập Newkia, ý định hồi sinh thương hiệu bằng Android (25/09/2013)
Jbook ra mắt máy tính bảng cho trẻ em Jbook kids (JB03) - an toàn và thân thiện với bé (25/09/2013)

TỔNG ĐÀI GÓP Ý KHIẾU NẠI

(08h00 - 19h00 tất cả các ngày trong tuần)
0939 958 958

Mở Zalo, quét mã QR để kết bạn
với nhân viên Trần Lâm

CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC TRẦN LÂM
MST: 2200284218
Người đại diện: Ông Chung Chí Lợi - Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 34 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.1, TP. Sóc Trăng
Tel: (0299) 3616 567 - 3626 567 - 3624 567 - Fax: 3820 535
Hotline/Zalo: 0939 958 958 - Email: info@tranlam.com.vn

 

Tổng lượt truy cập: 18,052,821
Đang truy cập: 1