Nhắc đến 2 thương hiệu máy tính đồng bộ hàng đầu hiện nay, không thể không để đến DELL và HP. Bài viết so sánh máy để bàn DELL và HP dưới đây dành cho những ai đang băn khoăn không biết nên lựa chọn loại máy bộ nào!
Bạn biết gì về 2 thương hiệu máy tính đồng bộ này?
Hãng máy tính DELL của nước nào?
DELL là công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ được thành lập vào năm 1984, có trụ sở tại Round Rock, Texas, Hoa Kỳ. Các sản phẩm nổi bật của DELL phải kể đến: màn hình máy tính, máy tính để bàn, phím, chuột, laptop…
Một số thành tựu nổi bật của hãng sản xuất máy tính này phải kể đến: Năm 2011 được Tạp chí Thế giới Vi Tính Việt Nam bình chọn là sản phẩm máy tính xách tay được yêu thích nhất; năm 2015, là nhà cung cấp PC lớn thứ 3 thế giới (sau HP và Lenovo).
Thương hiệu máy tính để bàn HP
HP là tên viết tắt của Hewlett-Packard, được thành lập vào ngày 1/1/1939 tại Palo Alto, California, Hoa Kỳ bởi Bill Hewlett và Dave Packard, đây là một tập đoàn công nghệ thông tin lớn, uy tín bậc nhất thế giới.
Công ty này tập trung vào sản xuất một số dòng sản phẩm như: PC đồng bộ, laptop, máy ảnh kỹ thuật số, máy in, máy quét… Các sản phẩm mang thương hiệu HP đều được người tin dùng toàn thế giới đón nhận, tin dùng.
So sánh máy để bàn DELL và HP
Để biết xem bạn nên chọn loại máy tính bộ văn phòng nào, trước tiên cần phải đánh giá ưu, nhược điểm, so sánh máy để bàn DELL và HP.
So sánh máy tính để bàn Dell và HP
Đánh giá chất lượng máy tính đồng bộ DELL
Nhắc đến PC đồng bộ DELL, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến một số điểm nổi bật như:
- Độ bền của máy bộ cực kỳ cao
- Xử lý công việc nhanh chóng
- Thiết kế khỏe khoắn, gọn gàng, trang nhã
- Hoạt động ổn định, không tỏa quá nhiều nhiệt khi hoạt động
- Được tích hợp thêm nhiều tính năng hỗ trợ công việc văn phòng cực tốt
Theo đánh giá của nhiều người, tỷ lệ hỏng của case máy tính đồng bộ DELL chỉ ở mức 0,1%. Chất lượng tốt kèm theo mức giá hợp lý là lý do PC DEL rất phổ biến trong các văn phòng.
Tuy nhiên, dòng máy này cũng có một số nhược điểm như: gây ồn lớn, thiết kế hơi “cứng”, phần máy hơi nặng, mẫu mã không đa dạng, nếu máy có vấn đề buộc phải đến cửa hàng chuyên dụng để sửa chữa.
Ưu, nhược điểm của PC đồng bộ HP
Ưu điểm của máy tính bộ HP
Khác với máy tính đồng bộ DELL, case máy bộ HP lại “chiếm” được tình cảm của khách hàng nhờ một số ưu điểm như:
- Độ bền cao, xử lý công việc với tốc độ nhanh
- Giá thành hợp lý
- Chủng loại đa dạng, có thể đáp ứng được nhu cầu: học tập, làm việc, thiết kế đồ họa
Nếu so sánh với DELL thì máy tính đồng bộ HP có thành thấp hơn một chút (so sánh những dòng máy có cấu hình tương tự nhau).
Case máy tính đồng bộ HP có nhược điểm gì
Dòng máy tính đồng bộ này có một số nhược điểm khá giống với PC DELL như: kiểu dáng không bắt mắt, gây ra tiếng ồn lớn khi làm việc…
Ngoài ra, chúng còn có một “điểm trừ” lớn khác như: hiệu năng làm việc kém hơn nếu so sánh sánh với máy tính DELL có cấu hình tương tự.
Sau khi so sánh máy để bàn DELL và HP , ta có thể kết luận rằng: Mỗi dòng máy tính đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Nhưng xét về tổng quan cả 2 đều là những dòng máy tính để bàn đáng để lựa chọn.
Giữa DELL và HP nên mua loại nào?
Sau đây là một số gợi ý của Speedcom dành cho những ai đang có ý định mua một trong hai loại case máy tính trên cho công việc văn phòng.
So sánh máy tính để bàn Dell và HP
- Nên chọn DELL: nếu bạn không quá chú trọng vào thiết kế bên ngoài của máy, muốn mua PC chất lượng, ổn định, hiệu năng làm việc cao.
- Cân nhắc mua PC đồng bộ HP: thích những mẫu máy tính kiểu dáng đẹp, mức giá hợp lý.
Mong rằng bài viết “So sánh máy để bàn DELL và HP” sẽ có ích cho những ai đăng băn khoăn không biết nên lựa chọn loại máy tính đồng bộ văn phòng nào.