icon Trang chủ
icon Giới thiệu icon Tin tức icon Liên hệ icon Sơ đồ site

HOTLINE:
Theo: Administrator - Cập nhật: 27/07/2022
Theo: Administrator - Cập nhật: 13/12/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 02/10/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 26/02/2020
Theo: Administrator - Cập nhật: 06/12/2019
Theo: Administrator - Cập nhật: 25/07/2019
Những thói quen khiến cho điện thoại, laptop của bạn nhanh xuống cấp, hay bị treo, chậm như rùa, nhớ bỏ ngay
Theo: admin - Cập nhật: 18/01/2024

Nếu bạn thấy những thiết bị điện tử của mình nhanh bị xuống cấp hãy xem lại ngay bạn mắc các thói quen sử dụng nào ở đây.


nhung-thoi-quen-khien-cho-dien-thoai-laptop-cua-ban-nhanh-xuong-cap

 

Những thiết bị điện tử được dùng theo thời gian sẽ xuống cấp. Nhưng của bền tại người. Có những người dùng rất lâu trong khi có người mới dùng thì máy đã trục trặc đủ kiểu. Có những thói quen vô tình tưởng như không hề ảnh hưởng gì thì lại ảnh hưởng rất lớn. Do đó muốn chống xuống cấp cho điện thoại, laptop hoặc một số thiết bị điện tử khác thì hãy nhớ từ bỏ những thói quen sau đây:


Sử dụng nhiều loại sạc


Đừng tiện đâu sạc đó. Tốt nhất hãy dùng bộ sạc của mình cho thiết bị của mình. Bởi bộ sạc phù hợp, không có nghĩa là nó tương thích với điện thoại của bạn. Chip đặc biệt bên trong thiết bị chịu trách nhiệm nhiều chức năng có thể bị hư hại do sai cáp sạc. Điều này khiến điện thoại laptop nhanh bị đơ và hỏng. Do đó hãy lưu ý chỉ dùng sạc của người khác trong tình huống khẩn cấp, còn đừng bạ đâu dùng đó nhé.


Dùng thiết bị ngoài nắng quá lâu


Các thiết bị điện tử không ưa nhiệt độ cao bạn nhé. Thế nên nếu bạn thường xuyên dùng điện thoại, máy tính bảng hoặc laptop hay các thiết bị điện tử khác ngoài trời nắng hoặc nơi có nhiệt độ cao như gần bếp nấu, gần lò sưởi quá lâu khiến chúng có thể nóng lên nhanh chóng, từ đó giảm độ bền, hỏng linh kiện bên trong. Ngoài ra, chiếu ánh nắng trực tiếp lên thiết bị như laptop về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến màu sắc hiển thị, cũng như tấm phim phủ màn hình bị bong tróc gây hư hỏng.


Không bao giờ biết tắt máy


Nhiều người trong số chúng ta có thói quen để laptop hoạt động liên tục hoặc thường không tắt máy hoàn toàn mà chỉ chuyển nó sang chế độ slepp. Điều này không hề tốt, bởi máy tính cũng như chúng ta cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Điện thoại cũng thế cần có thời gian tắt hẳn nguồn để chúng phục hồi lại và xóa những thông tin không cần thiết. Do đó hãy nhớ dù thiết bị nào cũng cần tắt hẳn nguồn, tắt toàn bộ hoàn toàn trong một khoảng thời gian nhất định nhé.


Dùng phụ kiện rẻ tiền


Phụ kiện rẻ tiền giúp bạn tiết kiệm khi mua nhưng chúng lại ngốn tiền của bạn bằng cách khiến thiết bị nhanh hỏng hơn. Hơn nữa phụ kiện rẻ tiền cũng nhanh hỏng nhanh phải mua mới. Thế nên thay vì mua đồ lậu đồ rẻ tiền hãy mua đồ chính hãng, đặc biệt nếu bạn dùng điện thoại laptop đắt tiền thì đừng mua phụ kiện rẻ tiền, sẽ thành lãng phí. Hiện nay, các nhà sản xuất thường tạo phụ kiện theo tiêu chuẩn phù hợp với sản phẩm của họ, hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba dựa trên chuẩn đưa ra. Nếu chọn bộ sạc không rõ nguồn gốc, nguồn điện từ chúng có thể cao hơn hoặc thấp hơn điện áp tiêu chuẩn, từ đó có thể gây hại cho pin của máy hoặc nghiêm trọng hơn là các nguy cơ về cháy nổ. Hơn nữa thiết bị nhanh hỏng hơn nên tính ra là bạn tốn kém chi phí hơn nhé.


Không vệ sinh thiết bị thường xuyên


Xung quanh chúng ta có rất nhiều bụi và chúng có thể xâm nhập vào thiết bị, đặc biệt các vị trí khe nhỏ. Bụi bẩn có thể gây hư hỏng nặng cho máy tính, TV và các thiết bị điện tử đắt tiền khác vì vậy bạn nên chăm chỉ vệ sinh các thiết bị của mình.


Bạn có thể sử dụng bình xịt khí nén để làm sạch các đường nứt khó tiếp cận hay khu vực chật hẹp bên trong. Với các bộ phận dễ vệ sinh hơn có thể sử dụng khăn lau vải mềm không có xơ thay vì khăn giấy.


Bạn cũng có thể mang thiết bị ra tiệm nhờ vệ sinh chuyên nghiệp, chứ đừng tự tháo rời thiết bị nếu bạn không có đồ nghề và kỹ năng.


Dùng có nhiều phụ kiện dán ngoài thiết bị

 

Điện thoại dùng ốp dày, máy tính bị dán nhiều sticker, tivi tủ lạnh dán lung tung... Những thứ này có thể khiến cho thiết bị bị nóng nhanh hơn. Do đó hãy lưu ý khi dùng các phụ kiện phụ trợ để "độ" thiết bị nhé.


Không chú ý nước


Bạn hay dùng thiết bị khi vào nhà tắm có hơi nước, để gần khi uống trà nóng đang bay hơi, cầm thiết bị dùng trên cốc nước bay hơi... Những điều đó vô tình làm thiết bị ẩm mà không để ý. Bạn không chú ý lau khô tay khi dùng thiết bị điện tử. Những điều đó khiến cho thiết bị nhanh bị ẩm ướt dễ hỏng hơn.

 

Theo: giaitri.thoibaovhnt.vn/An Nhiên/ phunutoday


Tin mới hơn
Tin cũ hơn
Những điều cần biết khi chọn mua máy in đa năng (17/01/2024)
Hướng dẫn cách hủy lệnh in trên máy Brother đơn giản và nhanh chóng (16/01/2024)
Loạt laptop độc đáo ra mắt đầu năm 2024 (15/01/2024)
Làm thế nào để làm sạch đầu in và máy in (13/01/2024)
Khắc phục tình trạng laptop hao pin nhanh (12/01/2024)
Sử dụng máy in mà không lưu ý những điều này thì sớm muộn cũng hỏng (11/01/2024)
Cách sử dụng laptop Dell đúng cách và hiệu quả (10/01/2024)
Độ phân giải, chất lượng bản in có quan trọng đối với máy in không? (08/01/2024)
Học công nghệ thông tin nên mua laptop hay PC? Nên mua loại nào tốt nhất (06/01/2024)
Đón đầu xu hướng máy tính cá nhân tích hợp AI với ASUS Zenbook 14 OLED (05/01/2024)

TỔNG ĐÀI GÓP Ý KHIẾU NẠI

(08h00 - 19h00 tất cả các ngày trong tuần)
0939 958 958

Mở Zalo, quét mã QR để kết bạn
với nhân viên Trần Lâm

CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC TRẦN LÂM
MST: 2200284218
Người đại diện: Ông Chung Chí Lợi - Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 34 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.1, TP. Sóc Trăng
Tel: (0299) 3616 567 - 3626 567 - 3624 567 - Fax: 3820 535
Hotline/Zalo: 0939 958 958 - Email: info@tranlam.com.vn

 

Tổng lượt truy cập: 17,889,389
Đang truy cập: 1