Máy tính đồng bộ là gì? Máy tính đồng bộ có khác gì so với máy tính tự build? Có nên sử dụng máy tính đồng bộ hay không? Ưu nhược điểm của dòng máy tính để bàn này là gì?
Máy tính đồng bộ là gì? Có khác gì so với PC tự build?
Máy tính đồng bộ là gì?
Máy tính đồng bộ là gì? Đây là một dòng máy tính được sản xuất và lắp ráp sẵn với một mã sản phẩm nhất định, liền khối riêng biệt. Thông thường, các linh kiện được sản xuất theo một tiêu chuẩn nhất định, các linh kiện phải được sản xuất ĐỒNG BỘ, liên kết hoàn hảo với nhau.
Cũng vì lý do đó mà các case máy tính đồng bộ thường có hiệu suất làm việc cao, tuổi thọ dài, tính ổn định cực cao.
PC lắp ráp có khác gì máy tính case đồng bộ?
Nếu như PC đồng bộ là sản phẩm linh kiện “nguyên bộ”, được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt thì ngược lại, linh kiện máy tính để bàn lắp ráp lại được chọn theo mong muốn của khách hàng.
So với máy đồng bộ, PC lắp ráp có tính linh hoạt hơn, dễ sửa chữa hơn nhưng tính ổn định lại không bằng.
Có nên sử dụng máy tính đồng bộ hay không?
Bạn nên sử dụng máy tính đồng bộ cho các công việc văn phòng, học tập, làm việc vì nhiều lý do:
Tính ổn định cao
Do các sản phẩm có tính đồng nhất cao, được sản xuất theo quy chuẩn nghiêm ngặt và đều được kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng nên máy tính đồng bộ thường có tính ổn định cao. Với một chiếc máy tính văn phòng ổn định cao sẽ giúp bạn:
Đảm bảo làm việc ổn định, không lo lỗi vặt
Không mất thêm chi phí sửa chữa
Khác với các máy tính chơi game chú trọng vào cấu hình, máy vi tính văn phòng lại đề cao tính ổn định, độ bền và hiệu năng làm việc.
Chế độ bảo hành đảm bảo
Do các sản phẩm là “nguyên bộ” nên bạn sẽ nhận được chế độ bảo hàng tốt hơn so với các PC tự build. Khi sản phẩm xảy ra hỏng hóc, bạn chỉ cần đem đến đơn vị bảo hàng của hãng bên có tên trên vỏ ngoài của máy tính → Tiết kiệm thời gian, chi phí.
Nếu sử dụng các PC tự lắp ráp, bạn sẽ đối mặt với tình trạng từng linh kiện cần đi bảo hành ở từng nơi do các sản phẩm không đồng nhất.
Dễ dàng chọn được PC phù hợp với nhu cầu
Cấu hình của PC đồng bộ thường cố định. Tuy đây là nhược điểm đối với những ai muốn chọn phần cứng theo ý muốn nhưng lại là ưu điểm với dân văn phòng “gà mờ”, không có nhiều kiến thức về máy tính.
Nếu muốn lựa chọn cấu hình, bạn chỉ cần dựa trên lượng công việc cần làm, nhân viên tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Đây là một trong những điểm khiến các máy tính case đồng bộ bán cực chạy với dân văn phòng.
Hiện nay, máy tính đồng bộ được sử dụng khá phổ biến tại các văn phòng, doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau. Ta có thể bắt gặp một số thương hiệu máy tính để bàn đồng bộ nổi tiếng như: DELL, HP, ASUS, Lenovo…
Tổng kết ưu, nhược điểm của case máy tính đồng bộ
Để giúp bạn dễ hình dung hơn về loại máy tính để bàn văn phòng đồng bộ này, Speedcom đã tổng hợp lại một số ưu, nhược điểm của chúng:
Ưu điểm của PC đồng bộ
Máy tính để bàn đồng bộ có những ưu điểm sau:
Sản phẩm đồng nhất, chất lượng, tuân theo tiêu chuẩn quốc tế
Tính ổn định cao
Bền, ít lỗi vặt
Có sẵn hệ điều hành Windows trong máy
Chế độ bảo hành tốt
Nhược điểm máy tính case đồng bộ
Tuy nhiên, hãy cân nhắc lựa chọn case máy tính vì chúng có 2 nhược điểm lớn sau: không thể chọn phần cứng theo ý muốn và có giá thành hơi cao với PC tự lắp ráp cùng cấu hình.
Trước khi chọn mua sản phẩm, bạn hãy cân nhắc giữa lợi và hại của dòng máy tính này!
Mong rằng với những thông tin trong bài viết này, bạn đã có thể tìm được đáp án cho câu hỏi “máy tính đồng bộ là gì”.