Tất cả các loại máy tính đều có tuổi thọ sử dụng, nhưng độ bền của chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của chủ sở hữu.
Có nhiều lý do khiến cho máy tính có dấu hiệu hao mòn sau một thời gian sử dụng. Mẹo vặt văn phòng hôm nay sẽ giới thiệu một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng hoạt động kém hiệu quả của máy tính để người dùng hiểu và chăm sóc máy tính của mình tốt hơn.
Bụi bẩn
Một kẻ thù của máy tính có thể khiến thiết bị nhanh hư hỏng hơn là bụi. Các hạt bụi nhỏ bé có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong máy tính, khiến CPU và các bộ phận khác nóng lên nhanh chóng, ngay cả khi quạt tản nhiệt chạy hết công suất.
Thông thường, người dùng nên vệ sinh PC của mình từ 6 đến 12 tháng một lần, tùy thuộc vào loại máy tính. Cả máy tính để bàn và máy tính xách tay đều nên được làm sạch thường xuyên.
Lỗi linh kiện
Nhiều linh kiện máy tính thường gặp lỗi theo thời gian, dẫn đến hỏng hóc nếu không được sửa hoặc thay thế. Mặc dù bất kỳ linh kiện nào đều có thể gây ra sự cố cho máy tính nhưng bo mạch chủ, quạt làm mát, RAM và ổ cứng là những linh kiện dễ bị lỗi và cần phải thay thế nhiều nhất.
Nhiệt độ
Nhiệt độ cao và thấp đều có thể có ảnh hưởng bất lợi đến máy tính. Nhiệt độ quá cao là một vấn đề lớn đối với máy tính, nhưng sử dụng máy tính trong phòng lạnh cũng có thể trở thành một vấn đề.
Hầu hết các máy tính được thiết kế để hoạt động trong khoảng từ 100C đến 330C, vì vậy người dùng hãy cố gắng duy trì các ranh giới này để tránh làm hỏng thiết bị của mình.
Điện áp
Điện áp tăng giảm đột ngột do dòng điện bị gián đoạn có thể làm hỏng CPU và các linh kiện khác của máy tính như RAM, ổ cứng. Sử dụng máy tính trong điều kiện này có thể khiến máy móc bị hư hỏng lâu dài, gây ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ cho máy tính.
Để sử dụng máy tính một cách bền bỉ và đạt hiệu suất cao, người dùng cần chú ý chăm sóc và vệ sinh máy tính, đồng thời kiểm soát triệt để các vấn đề như bụi bẩn, nhiệt độ và nguồn điện.