icon Trang chủ
icon Giới thiệu icon Tin tức icon Liên hệ icon Sơ đồ site

HOTLINE:
Theo: Administrator - Cập nhật: 27/07/2022
Theo: Administrator - Cập nhật: 13/12/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 02/10/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 26/02/2020
Theo: Administrator - Cập nhật: 06/12/2019
Theo: Administrator - Cập nhật: 25/07/2019
Zalo - câu chuyện khó tin của làng công nghệ Việt
Theo: ZingNews - Cập nhật: 23/03/2013

 

Một buổi chiều đầu tháng 3, khi chúng tôi gặp Trần Nguyên Đức - sinh viên năm 2 đại học công nghệ, đại học Quốc gia Hà Nội, anh chàng này đang say sưa vẽ những bức hình ngộ nghĩnh trên chiếc smartphone để gửi cho người bạn. “Ứng dụng này hay lắm anh ạ, nhắn tin, trò chuyện, vẽ tranh hoặc gửi tin nhắn thoại cho nhau đều được cả” và Đức say mê giới thiệu cho chúng tôi từng tính năng của ứng dụng nhắn tin miễn phí có tên Zalo - thứ mà cậu thừa nhận là “nghiện lúc nào không hay”.


 

Chat voice với tốc độ cực nhanh là ưu điểm nổi bật của Zalo so với các đối thủ nước ngoài.


Đức và rất nhiều bạn bè cậu đều sử dụng Zalo - một ứng dụng công nghệ cao thuần Việt mà trước đây tưởng chừng chỉ có thể phát triển thành công nhờ các ông lớn nước ngoài. Nhiều người trẻ tuổi như Đức từng sử dụng các sản phẩm tương tự của nước ngoài, nhưng họ đã bị “mê hoặc” khi dùng một sản phẩm trong nước bởi những tính năng và đặc điểm chuyên biệt cho thị trường nội địa - điều mà “hàng ngoại” không thể có được.

Vực thẳm

Nếu nhìn vào “làn sóng Zalo” trong giới trẻ với những hình ảnh điển hình của chat voice và vẽ hình trên di động trong khi liên lạc, ít ai biết rằng, chỉ nửa năm trước, ứng dụng nhắn tin miễn phí thuần Việt này đang đứng bên bờ vực thẳm.

Được coi là sản phẩm chiến lược nhưng team làm Zalo mắc sai lầm khi sử dụng rập khuôn thiết kế của Web chứ không phải là một sản phẩm được phát triển từ đầu cho mobile. Cũng vì thế, sản phẩm ra đời chậm, người dùng không hưởng ứng với bản thử nghiệm (giới thiệu vào tháng 8/2012), Zalo tưởng sẽ có một kết cục bi thảm. Với nhiều người, việc Zalo có thể thất bại là chuyện bình thường bởi rất ít ai tin, một sản phẩm công nghệ cao trên di động, do Việt Nam sản xuất lại có thể cạnh tranh và chiến thắng những người khổng lồ của thế giới.

Đại nhảy vọt


Ba tháng sau (tháng 11/2012), một phiên bản hoàn toàn mới và cũng là sản phẩm chính thức được trình làng. Nhóm làm Zalo đã “quên ăn, quên ngủ” để thực hiện một cuộc cách mạng với “đứa con” của mình. Họ thường bắt đầu ngày từ lúc 9h sáng, kết thúc lúc 11h tối và cứ như vậy 7 ngày trong tuần - không có khái niệm về thứ bảy hoặc Chủ nhật.


 

Vẽ hình ngay trên máy, rồi gửi cho bạn là một tính năng thú vị của Zalo.


Hơn 1 tháng kể từ ngày phiên bản chính thức ra mắt, điều khó tin đã xảy ra. Ngày 8/1/2013, Zalo có bước đại nhảy vọt trên bảng xếp hạng của App Store Việt Nam (nơi đánh giá sản phẩm của nhóm khách hàng dùng di động khó tính nhất) và đứng ở vị trí số 1 - vượt qua cả Wechat (ứng dụng nhắn tin miễn phí vốn thống trị thị trường vào lúc đó). Vị trí số 1 này vẫn tiếp tục được duy trì cho tới tận ngày nay.

Chưa hết, vào đầu tháng 2 (trước Tết nguyên đán), Zalo có thêm bản cập nhật lớn, với những cải tiến vượt bậc và nhiều tính năng mới. Đúng thời điểm này, trang tin công nghệ của châu Á - Techniasia có nhận định về phiên bản cập nhật lớn đầu tháng 2 của Zalo là: “Cuối cùng, Việt Nam cũng đã có một sản phẩm đáng tin cậy, cạnh tranh với những KakaoTalk, WeChat, Line, Whatsapp hay Viber”. Kể từ đó, lượng người dùng ứng dụng nhắn tin thuần Việt có sự tăng trưởng đột biến và đạt hơn 1 triệu người dùng vào đầu tháng 3/2013 - một tốc độ tăng trưởng chóng mặt, đưa Zalo lên vị trí số 1 về người dùng ở trong nước.

Sản phẩm dành cho người Việt

Trên thực tế, ngoài việc tạo ra được một sản phẩm xuất sắc có khả năng cạnh tranh ngang ngửa với các ứng dụng nước ngoài, Zalo còn được bổ sung thêm những tính năng rất đặc thù với người dùng trong nước, đón đúng làn sóng thay đổi thói quen nhắn tin trên di động.

Với Zalo, nhắn tin miễn phí trên điện thoại di động không chỉ là text mà còn là những hình ngộ nghĩnh mà người dùng có thể tự vẽ để gửi cho người nhận.Tính năng nhắn tin bằng giọng nói với tốc độ cực nhanh cũng là điểm nổi bật ở Zalo mà các ứng dụng nước ngoài không cạnh tranh được. Chưa hết, trong khi các đối thủ chỉ tập trung vào smartphone cao cấp với hạ tầng mạng là Wifi và 3G, thì Zalo cho phép cả người dùng dòng điện thoại phổ thông với mạng 2G và 2,5G cũng chạy tốt. Sản phẩm tốt, cộng với các tính năng bản địa đặc thù đã giúp Zalo vượt lên các đối thủ ngoại sừng sỏ.

Trước đây, việc quảng bá là một sản phẩm công nghệ trên di động thuần Việt đem đến bất lợi cho Zalo bởi tâm lý chuộng hàng ngoại và chưa tin tưởng vào khả năng của những người làm công nghệ trong nước. Đây là chưa kể đến việc nhóm làm Zalo bị coi là “những chàng Đông Ki Sốt” muốn “lấy trứng chọi đá”.

Còn hiện tại, tình hình diễn ra theo chiều ngược lại. Ngoài lý do sản phẩm tốt, Zalo được nhiều người ưa chuộng một phần bởi tính thuần Việt. Ứng dụng này biểu tượng cho một giấc mơ lãng mạn của làng công nghệ Việt, của tinh thần dân tộc trong bối cảnh làn sóng sản phẩm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đang tràn vào Việt Nam.

Niềm tin công nghệ Việt mang tên Zalo

Trả lời về việc quyết tâm đầu tư lớn cho Zalo khi thị trường có nhiều đối thủ lớn và có lựa chọn khác dễ dang hơn là nhập sản phẩm nước ngoài để phát hành, ông Vương Quang Khải - Phó tổng giám đốc công ty VNG (người phụ trách dự án Zalo) nói: “Nếu chỉ xét tới khía cạnh kinh doanh, VNG sẽ không đầu tư làm những sản phẩm công nghệ cao như Zalo hay Zing. Chúng tôi coi việc cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế là một sự lãng mạn lớn của những người làm kỹ thuật. Sự lãng mạn này đã từng mang lại thành công cho làng công nghệ thông tin Việt Nam như biến giấc mơ xuất khẩu phần mềm thành sự thật. Hay việc đưa hạ tầng Internet/Mobile lên tầm hàng đầu khu vực chỉ sau 10 năm phát triển”.

Người phụ trách dự án Zalo còn bổ sung: “Nếu chỉ lo phát hành các sản phẩm quốc tế, Việt Nam sẽ mãi mãi là một vùng trũng công nghệ, hay nói cách khác là một “thuộc địa số” chuyên tiêu thụ sản phẩm nước ngoài và phải chuyển phần lớn doanh thu / lợi nhuận về các quốc gia khác. Vì thế, mong muốn của chúng tôi là phát triển được những sản phẩm công nghệ của riêng Việt Nam, do người Việt làm chủ, nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu trong nước”.

Trước khi Zalo tạo ra cú lội ngược dòng ngoạn mục trên thị trường ứng dụng nhắn tin miễn phí trên di động, không có nhiều người đặt niềm tin mạnh mẽ vào một sản phẩm công nghệ Việt khi so sánh với các ứng dụng nước ngoài. Thế nhưng, kể từ khi ngôi vị số 1 trên App Store Việt Nam thống thị bởi Zalo, một làn sóng mới đã hình thành. Hàng triệu người Việt đã đăng ký dùng Zalo và say mê với những tính năng đặc biệt của ứng dụng này là một minh chứng điển hình. Giờ đây, rất nhiều người đã bắt đầu tin rằng: Người Việt Nam có thể làm ra các sản phẩm công nghệ cao cạnh tranh được với những người khổng lồ của thế giới.

Tin mới hơn
Tin cũ hơn

TỔNG ĐÀI GÓP Ý KHIẾU NẠI

(08h00 - 19h00 tất cả các ngày trong tuần)
0939 958 958

Mở Zalo, quét mã QR để kết bạn
với nhân viên Trần Lâm

CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC TRẦN LÂM
MST: 2200284218
Người đại diện: Ông Chung Chí Lợi - Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 34 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.1, TP. Sóc Trăng
Tel: (0299) 3616 567 - 3626 567 - 3624 567 - Fax: 3820 535
Hotline/Zalo: 0939 958 958 - Email: info@tranlam.com.vn

 

Tổng lượt truy cập: 18,160,594
Đang truy cập: 1