icon Trang chủ
icon Giới thiệu icon Tin tức icon Liên hệ icon Sơ đồ site

HOTLINE:
Theo: Administrator - Cập nhật: 27/07/2022
Theo: Administrator - Cập nhật: 13/12/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 02/10/2021
Theo: Administrator - Cập nhật: 26/02/2020
Theo: Administrator - Cập nhật: 06/12/2019
Theo: Administrator - Cập nhật: 25/07/2019
Phía sau lãi vay siêu thấp để mua nhà
Theo: zing.vn - Cập nhật: 20/11/2012

 

Anh Quang, chuyên viên tư vấn một dự án nhà chung cư trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội) chia sẻ, nhiều ngân hàng đang liên kết với các dự án để cho vay mua nhà với lãi suất thấp. Chẳng hạn SeaBank với chương trình cho vay lãi suất 9,9%/năm cho 3 tháng đầu, Vietinbank cho vay mua nhà lãi suất ưu đãi 12%/năm trong thời hạn nhất định… Có hai nguyên nhân của tình trạng này.

Thứ nhất, ngân hàng cho vay để giải phóng nguồn vốn đang được cho là dư thừa. Thứ hai, ngân hàng góp vốn vào dự án, khi dòng tín dụng bị ách tắc, bất động sản đóng băng muốn đẩy bán được nên kết hợp vừa cho vay, vừa bán nhà. Họ không mất gì cả, nếu cho vay, khách hàng trả được thì ngân hàng thu lãi suất, còn trường hợp người vay không trả được, thì họ có thể thu lại căn hộ của mình, anh Quang chia sẻ. Do đó, theo lời khuyên của anh, cần nhất đối với khách khi định vay ngân hàng để mua nhà là có phương án trả nợ đồng thời sở hữu một số vốn nhất định, thường là 2/3 giá trị căn nhà định mua.


 

 

Nếu chưa có 2/3 giá trị căn nhà trong tay hay thu nhập ổn định, thì vay tiền ngân hàng mua nhà phải cân nhắc thật kỹ càng


Với cách giải thích của cán bộ, chuyên viên ngân hàng hay doanh nghiệp bất động sản đang chào bán nhà, việc vay tiền để mua nhà dường như khá ngon ăn. Tuy nhiên, theo những người có kinh nghiệm, điều này chỉ ngon ăn thực sự nếu ngân hàng cam kết cố định lãi suất hoặc mức tăng không đáng kể, cũng như chọn phương thức tính lãi linh hoạt, có lợi cho khách hàng, chẳng hạn như dựa trên dư nợ giảm dần, lãi cố định trong suốt thời gian cho vay.

Tuy nhiên, với một số dự án được ngân hàng đồng ý giải ngân vốn, thời gian đầu tiên, lãi suất vay có thể dưới 10%/năm, nhưng sau đó sẽ đẩy lên cao. Chẳng hạn, như dự án Sails Tower tại Hà Đông do LienVietPostBank tài trợ cho vay, mức lãi suất cố định ở 9,9%/năm nhưng chỉ là năm đầu tiên chứ không đảm bảo cố định cho các năm tiếp theo.

Hơn nữa, quy định lãi suất tăng không quá 3,5% biên độ so với lãi huy động trung và dài hạn cũng không rõ ràng. Lý do là trần lãi suất huy động trung và dài hạn đã được gỡ bỏ, nhưng các ngân hàng đều có trần tự đặt ra, niêm yết phổ biến 13%/năm, nếu cố định từ nay tới năm sau, lãi suất cho vay đối với người mua nhà khoảng 16,5%/năm thấp nhất. Không ai dám chắc thanh khoản ngân hàng ổn định mãi, vì chỉ cần rơi vào đợt khủng hoảng như thời điểm các tháng 9, 10, 11 của năm 2011, thì chắc chắn lãi huy động sẽ bật cao, và khi đó, lãi suất cho vay tăng là điều không ai kiểm soát được, một chuyên gia về ngân hàng nhận định.

Thực tế, điều kiện cho vay mua nhà của nhiều nhà băng đã thoáng hơn trước. Song nếu tính đến cùng, người mua nhà vẫn nắm dao đằng lưỡi. Chẳng hạn, việc sàng lọc đối tượng được vay cũng như xét duyệt hồ sơ của nhiều ngân hàng tương đối khắt khe và phần lớn mức lãi suất hấp dẫn dưới 10% chỉ áp dụng trong thời gian đầu.

Chị Thủy, ở Cổ Nhuế (Hà Nội) đã từng vay tiền ngân hàng để xây nhà cho biết, ban đầu, lãi suất tương đối rẻ, như trường hợp của chị là 16%/năm, sau đó, cam kết lãi suất được điều chỉnh theo thị trường khiến cho chỉ trong vòng 6 tháng, mức lãi đã lên trên 20%/năm và hiện tại cố định tại mức này. Bên cạnh lãi suất còn là nhiều khoản phí không tên khác mà nhiều khi nghe nhân viên ngân hàng nói mình cũng chỉ bập bõm, thà đóng cho xong. Nhưng đúng là nếu như không có một nguồn kha khá, thì vay tiền của ngân hàng, hàng tháng cong lưng trả lãi vô cùng áp lực và mệt mỏi, chị Thủy chia sẻ. Ngay cả những người có thu nhập tốt song vay tiền quá nhiều so với giá trị căn nhà, vô hình trung cũng phải chịu thiệt thòi.

Cán bộ tín dụng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt giải thích, với trường hợp cho vay nói trên, người vay chỉ phải trả lãi suất 9,9% trong một năm đầu tiên, các năm sau đó lãi suất cộng tối đa 3,5% vào lãi huy động trung hạn (hiện nay là 11%/năm). Mức biên độ này, theo lời cán bộ này, vẫn còn thấp so với lãi cho vay của chính ngân hàng trên với một số dự án khác. Còn phần chênh 3,5%/năm thấp hơn so với mặt bằng phổ biến 5% hiện nay đồng thời khách có thể trả nợ trước hạn mà không bị phạt.

Một chuyên gia trong giới ngân hàng khuyến cáo, với khoản tín dụng dài hạn, người đi vay cần cân nhắc phương án trả nợ và biến động lãi suất. Vì hiện nay, quy định lãi cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản vẫn đang có hiệu lực mà nhiều nhà băng còn không chấp hành. Do vậy, không ai dám chắc đến khi lãi suất huy động hay lãi cơ bản được thả nổi mà các ngân hàng lại đồng ý cho vay trong khuôn khổ.

Tin mới hơn
Tin cũ hơn

TỔNG ĐÀI GÓP Ý KHIẾU NẠI

(08h00 - 19h00 tất cả các ngày trong tuần)
0939 958 958

Mở Zalo, quét mã QR để kết bạn
với nhân viên Trần Lâm

CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC TRẦN LÂM
MST: 2200284218
Người đại diện: Ông Chung Chí Lợi - Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 34 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.1, TP. Sóc Trăng
Tel: (0299) 3616 567 - 3626 567 - 3624 567 - Fax: 3820 535
Hotline/Zalo: 0939 958 958 - Email: info@tranlam.com.vn

 

Tổng lượt truy cập: 17,894,409
Đang truy cập: 1