Mua máy tính cho sinh viên học khối ngành kinh tế là rất cần thiết để phục vụ công tác học tập tại trường lớp. Tuy nhiên, mua máy tính cho sinh viên kinh tế như thế nào là phù hợp? Nên mua khi học năm thứ mấy?
Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Trần Lâm để được tư vấn về máy tính để bàn/ laptop dành cho sinh viên kinh tế nhé!
1. Học kinh tế có cần máy tính không?
Trước đây, rất ít sinh viên có thể sở hữu máy tính cá nhân riêng để học tập bởi ít khi dùng tới và giá máy tính cũng khá đắt. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, máy tính gần như là thiết bị cần phải có cho mỗi sinh viên để công tác học tập được thuận tiện hơn.
Máy tính sẽ hỗ trợ sinh viên trong các công việc như:
Làm bài tập nhóm trên các nền tảng Word, Excel, Power Point…
Nhận/ gửi email liên hệ với bạn bè, thầy cô
Sử dụng các phần mềm chuyên môn (Eviews học Kinh tế lượng; SPSS học Thống kê kinh tế…)
Tải tài liệu môn học
Soạn thảo đề án, chuyên đề…
Như vậy, máy tính cho sinh viên kinh tế là rất cần thiết và mỗi sinh viên nên sở hữu một máy tính cá nhân để thuận tiện sử dụng khi cần. Tránh trường hợp phải đi mượn, đi thuê máy tính khiến mất thời gian và gặp khó khăn trong vấn đề lưu trữ dữ liệu để họp tập lâu dài.
Vậy chọn máy tính như thế nào là phù hợp với sinh viên kinh tế? Có cần mua máy tính đắt tiền hay chức năng đặc biệt nào không?
2. Tư vấn máy tính cho sinh viên kinh tế
Nếu bạn là sinh viên các ngành Thiết kế đồ họa, Xây dựng, Kỹ thuật… thì chắc chắn sẽ cần tìm hiểu để mua được máy tính cấu hình cao, phù hợp khi sử dụng các ứng dụng vẽ. Tuy nhiên, đối với sinh viên kinh tế thì tiêu chí chọn máy tính lại khác, bởi không cần sử dụng những ứng dụng quá nặng.
2.1. Tiêu chí chọn máy tính học kinh tế
Tiêu chí 1: Giá máy tính dưới 15 triệu đồng
Mua máy tính cho sinh viên, mức giá sẽ là yếu tố được quan tâm đầu tiên bởi sinh viên không có nhiều tiền, và các phụ huynh cũng có xu hướng không mua thiết bị quá đắt tiền cho con cái khi còn đang đi học.
Mức giá phù hợp để chọn mua máy tính cho sinh viên kinh tế là dưới 15 triệu đồng. Đây là số tiền giúp bạn chọn được chiếc máy tính tốt, sử dụng lâu dài mà lại tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, Tranlam cũng khuyên người dùng không nên chọn những loại máy tính giá quá rẻ, ví dụ như laptop mới 100% mà giá chỉ 5 – 6 triệu đồng, hoặc máy tính cũ giá chỉ 2 – 3 triệu đồng. Máy tính giá quá rẻ thì chất lượng không được cao, cũng như kém bền.
Tiêu chí 2: Độ bền cao
Sinh viên kinh tế có thời gian học tập trung bình 4 năm, nhưng để nói máy tính chỉ có tuổi thọ tương đương 4 năm học thì quá ít.
Máy tính được xem là bền nếu sau khi tốt nghiệp, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng phục vụ cho công việc của mình, thậm chí có thể sử dụng đến 9 – 10 năm.
Máy tính Dell và HP là 2 thương hiệu được đánh giá cao về độ bền, bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn máy tính có độ bền cao để sử dụng nhiều năm nhé.
Tiêu chí 3: Dễ sử dụng và kết nối đa dạng
Máy tính cho sinh viên kinh tế cần chọn loại dễ sử dụng, thao tác nhanh chóng bởi sinh viên kinh tế không quá am hiểu về máy tính cũng như các ứng dụng, cài đặt phức tạp như sinh viên kỹ thuật.
Thêm vào đó, sẽ có lúc bạn cần kết nối máy tính của mình để trình chiếu trên giảng đường, hoặc share dữ liệu với thầy cô, bạn bè. Lúc này, máy tính Macbook sẽ không phải là lựa chọn tốt bởi cổng kết nối không thông dụng.
Chính vì vậy, hãy chọn loại máy tính phổ biến (sử dụng Windows), dễ sử dụng và cổng kết nối đa dạng cho sinh viên kinh tế để quá trình sử dụng được thuận tiện nhé!
Tiêu chí 4: Kích thước gọn nhẹ
Dù là máy tính để bàn hay laptop dùng cho sinh viên thì đều cần đáp ứng tiêu chí nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích. Bởi lẽ, sinh viên thường sống trong khu kí túc xá hoặc ở trọ, diện tích chỗ ở không quá lớn nên cần những chiếc máy tính gọn nhẹ.
Trên đây là một số tiêu chí quan trọng khi chọn mua máy tính cho sinh viên kinh tế mà bạn cần quan tâm. Nhưng theo các tiêu chí này thì nên chọn máy tính bàn hay laptop để học tập?
2.2. Nên mua máy tính để bàn hay laptop?
Theo phần lớn những tiêu chí trên, mua laptop dành cho sinh viên kinh tế sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, xét về độ bền thì máy tính để bàn lại chiếm ưu thế hơn.
Laptop
Ưu điểm
Mỏng, nhẹ, dễ dàng mang đi
Sử dụng đơn giản
Nhược điểm
Giá thành khá cao
Khó khăn khi cần nâng cấp
Tuổi thọ trung bình 3- 6 năm
Máy tính để bàn
Ưu điểm
Độ bền cao 7 – 10 năm
Dễ dàng nâng cấp
Cấu hình mạnh hơn laptop với cùng số tiền mua
Nhược điểm
Gần như không mang đi được
Như vậy, để tối ưu nhất thì bạn nên chọn mua máy tính để bàn để học kinh tế, khắc phục nhược điểm không thể mang đi bằng cách mua thêm USB, ổ cứng để lưu trữ dữ liệu khi cần sử dụng ở nơi khác.