Câu chuyện chiếc iPhone 6 bị bẻ cong
Mới đây một cô gái khá xinh xắn có nick – name H.X.T đã chia sẻ trên Facebook của mình về câu chuyện giằng co với một tên cướp khiến cho chiếc iPhone 6 bị bẻ cong rất đáng tiếc. Câu chuyện của H.X.T đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn bè cũng như sự cảm thông đối với cô gái này.
Cậu chuyện của H.X.T cùng lời than vãn: "Ôi xót. Giằng lại được điện thoại từ
bọn cướp cơ mà em nó ra nông nỗi này" - Ảnh: Internet
Rất nhiều bạn bè đã bình luận rằng: “bạn dám giằng co với ăn cướp à, liều thế”, “iPhone 6 dởm thật, dùng lực tí đã móp”, “người không sao là may rồi bạn ạ”… Ở một khía cạnh khác, câu chuyện cũng là một lời cảnh bao cho mọi người về nạn trộm cướp đang hoành hành hiện nay.
Câu chuyện của H.X.T nhận được rất nhiều sự cảm thông của bạn bè - Ảnh: Internet.
Câu chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu một người bạn của H.X.T không vào bình luận rằng cũng có một người bạn khác cũng đăng những hình ảnh, câu chuyện bị cướp iPhone giống hệt như H.X.T trên trang bao cá nhân.
Lúc này đây H.X.T mới trả lời rằng “Mình có bảo là của mình đâu???”. Khi ấy, bạn bè, những người quen của H.X.T mới té ngửa và cảm thấy khó chịu vì cảm giác như mình vừa bị “ lừa” vì vừa “ xót thương” cho một câu chuyện không có thật.
Sống ảo.
Câu chuyện hư cấu của H.X.T không chỉ dừng lại ở đó mà có hơn 5 cô gái cùng nhận mình là chủ nhân của chiếc điện thoại và vụ giằng co với tên cướp này. Câu chuyện chỉ dừng lại khi nó được chia sẽ trên một diễn đàn có hàng ngàn thành viên. Các thành viên đều cho biết họ có những người bạn đều nhận là nạn nhân của vụ cướp này. Đến lúc này màn kịch mới được hạ xuống.
Tất nhiên, hệ lụy của sự việc này thì các cô gái “ nhận vơ” sẽ có một phen xấu hổ. Còn nạn nhân thật sự thì cũng không nhận được sự giúp đỡ của bất kì ai khi tìm sự giúp đỡ để biết được một nơi uy tín để sửa chiếc điện thoại.
Đây là một câu chuyện điển hình cho lối sống ảo hiện nay của giới trẻ. Chỉ vì mong muốn được chú ý, được là tâm điểm, được ngưỡng mộ, thích thể hiện sự giàu có mà các bạn trẻ không ngại ngần nhận vơ những thứ không phải là của mình.
Trong câu chuyện này có rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra như: “Vấn nạn cướp bóc và thực trạng sống ảo của các thôn nữ trên mạng, điều gì khiến người ta bức xúc hơn nhỉ?” hay “Tầm này các cô sống ảo có còn biết liêm sỉ là gì không vậy?” những câu hỏi này có lẽ cũng đã phần nào thức tỉnh được các bạn trẻ đang sống ảo hiện nay.
Cùng 1 chiếc iPhone 6 nhưng có rất nhiều cô gái cùng than vãn - Ảnh: Internet.
Vốn biết rằng mạng xã hội là nơi các thành viên có quyền thể hiện cái riêng của bản thân mình. Tuy nhiên đây cũng là mảnh đất “ bao thau lẫn lộn”, cũng là nơi sản sinh và nuôi dưỡng mầm mống của lối sống ảo. Nguy hiểm hơn là một bộ phận lớn giới trẻ kết bạn với những người giàu để “ dựa hơi”, để hưởng thụ sự giàu có không có thực. Đây là một trào lưu nguy hiểm. Nó cho thấy suy nghĩ của giới trẻ rất hời hợt, lệ thuộc vào những giá trị không thật.
Đồng ý rằng chúng ta không thể đi ngược lại xu thế. Tuy nhiên thiết nghĩ các cơ quan chức năng, đặc biệt là các tổ chức giáo dục, đoàn thể cần có sự quan tâm sát sao hơn nữa để định hướng cho giới trẻ cách sử dụng mà không lệ thuộc, không bị bao ảo lôi kéo xa rời cuộc sống thực.
Nha Trang ( Tổng hợp)